05 Tháng Mười Hai 2023 Shanti Pereira được thưởng 315.000 đô la cho những thành công tại Asian Games và SEA Games
0 Thể thao quần chúng 03 Tháng Mười Hai 2023 Giải Võ Thiên Môn Đạo thành phố Hà Nội lần thứ III năm 2023 thu hút 500 VĐV tranh tài
0 Thể thao quần chúng 01 Tháng Mười Hai 2023 Bế mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các tỉnh vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023
0 Thể thao thành tích cao 01 Tháng Mười Hai 2023 Hà Nội tuyên dương VĐV, HLV đạt thành tích xuất sắc tại ASIAD 19
Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện TDTT can thiệp phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho trẻ tự kỷ” 04 Tháng Tám 2022 (GMT+7) 689 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Sáng ngày 3/8, tại Bộ VHTTDL đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện thể dục thể thao can thiệp phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho trẻ tự kỷ” do PGS.TS Phan Thanh Hài làm chủ nhiệm. Thứ trưởng Bộ VHTTDL - ông Hoàng Đạo Cương làm chủ tịch hội đồng. Toàn cảnh buổi bảo vệ đề tài (Ảnh: HA) Hội đồng nghiệm thu gồm 7 thành viên và các thành viên có mặt đầy đủ. Thời gian thực hiện đề tài : 24 tháng (2020 – 2021). Đơn vị chủ trì: Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Chứng rối loạn phổ tự kỷ không chỉ có ở trẻ em mà kể cả ở người trưởng thành. Nó thường xuất hiện khá sớm đối với trẻ, tuy nhiên thường thì từ 2 tuổi mới có những biểu hiện bệnh mà chúng ta có thể dễ nhận biết. Ở Việt Nam, độ tuổi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ chủ yếu từ 6-10 tuổi. Sử dụng phương pháp tập luyện TDTT cho trẻ tự kỷ là một giải pháp hiệu quả dành cho trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ và trung bình. Việc nghiên cứu một chương trình tập luyện TDTT đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm của trẻ tự kỷ là một việc làm rất cần thiết, bởi vì tác động của các bài tập TDTT đến thể chất và tinh thần của trẻ tự kỉ là nhằm phục hồi chức năng, nâng cao hiểu biết, nhận thức, từ đó giúp các em dần kiểm soát được hành vi của mình. Sau 1 năm thực hiện và nghiên cứu, đề tài thông qua đánh giá thực trạng và hiệu quả chương trình TDTT can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ ở một số Trung tâm giáo dục trẻ đặc biệt ở Việt Nam, chương trình đã xây dựng các bài tập trên cơ sở ứng dụng tập luyện 59 bài tập thể chất nhằm hoàn thiện 5 kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ tự kỷ gồm: KNVĐ đi, chạy, thăng bằng; KNVĐ bò, trườn, trèo: KNVĐ nhảy, bật; KNVĐ ném, chuyền bắt; KNVĐ tinh, phối hợp tay mắt. Sau thực nghiệm, tuy chưa có trẻ trở về mức bình thường nhưng các trẻ ở nhóm thực nghiệm đều ở mức tiệm cận với mức độ để đánh giá trẻ bình thường theo thang CARS; Đa số các trẻ đang ở ngưỡng gần giữa tự kỷ nhẹ và không bị tự kỷ… Do vậy, vẫn cần phải tiếp tục tác động theo Chương trình nhằm giúp các em hoàn toàn bình phục, tránh bị tự kỷ trở lại. Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch hội đồng - Hoàng Đạo Cương đánh giá cao tầm quan trọng của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện thể dục thể thao can thiệp phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho trẻ tự kỷ” trong thời buổi hiện nay, khi mà số trẻ bị tự kỷ ở độ tuổi 6-10 ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đề tài cần làm rõ và chỉnh sửa một số vấn đề, đóng góp của các phản biện trong hội đồng; cập nhập thông tin, đánh giá chính xác, khách quan nhất với thời điểm hiện tại. Với những kết quả tích cực sau thời gian nghiên cứu, Hội đồng thống nhất nghiệm thu kết quả nghiên cứu với 100% phiếu tán thành. Hồng Anh NCS Nguyễn Thị Hồng Liên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Giáo dục học cấp cơ sở Phiên họp thứ 3 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Print 689 Đánh giá bài viết này: No rating