26 Tháng Năm 2023 Đội tuyển nữ Việt Nam kiểm tra toàn diện sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá FIFA
0 Thể thao quần chúng 31 Tháng Năm 2023 Đoàn TTNKT Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN Para Games 12
0 Thể thao thành tích cao 27 Tháng Năm 2023 Gần 700 VĐV dự giải Vô địch Karate Cup Hanoisme mở rộng năm 2023
0 Thể thao quần chúng 27 Tháng Năm 2023 Hơn 3.000 thanh thiếu nhi, học sinh tham dự Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023
0 Thể thao thành tích cao 25 Tháng Năm 2023 Lễ công bố bản quyền truyền thông và phát sóng FIFA World Cup nữ 2023
Hội nghị trực tuyến về Chính phủ điện tử 27 Tháng Tám 2020 (GMT+7) 1196 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Chiều ngày 26-8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử (CPĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố. Hội nghị hôm nay là dịp nhìn lại các kết quả thực hiện CPĐT thời gian qua, đặc biệt là việc triển khai các nhiệm vụ mà các bộ, ngành, địa phương được giao tại hội nghị đầu năm 2020, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, từ đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, sau hơn 8 tháng hoạt động, đến nay Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 1.039 dịch vụ công trực tuyến/6.842 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền. Cổng dịch vụ công quốc gia nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân, doanh nghiệp, đã đạt trên 60 triệu lượt truy cập, trên 235.000 tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 295.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 24.000 cuộc gọi và 7.800 phản ánh, kiến nghị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lộ trình thực hiện chính phủ điện tử vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đưa ra các chủ trương, biện pháp mới để tháo gỡ, thúc đẩy CPĐT ở Việt Nam. Ủy ban quốc gia về CPĐT do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban. Các Ủy viên gồm: Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an; Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương; Phạm Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trần Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đại tá Vũ Ngọc Thiềm - Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Phạm Đức Long - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Nguyễn Hải Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng làm Tổ trưởng. Tổ phó gồm: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31-7-2020 và thay thế Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 3-12-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số;… Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Vân Thùy (t/h) Bộ VHTTDL quyết liệt đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030 Print 1196 Đánh giá bài viết này: No rating