08 Tháng Sáu 2023 Diễn đàn thể thao điện tử thế giới lần thứ hai sẽ giúp định hình tương lai của ngành
08 Tháng Sáu 2023 Thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á về Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 6 tại Bangkok và Chonburi
0 Thể thao quần chúng 08 Tháng Sáu 2023 Tổng cục TDTT không công nhận “Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ III” và “Đại hội WFVV lần thứ II” tháng 7/2022 tại Algeria
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Sáu 2023 HLV đội tuyển nữ U20 Việt Nam: Mục tiêu của tôi là đưa Việt Nam vào tốp các đội mạnh Châu Á
0 Thể thao thành tích cao 05 Tháng Sáu 2023 Tôi muốn tạo cơ hội tối đa cho tất cả các cầu thủ khi khoác áo đội tuyển quốc gia
0 Thể thao quần chúng 05 Tháng Sáu 2023 Sôi nổi giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí 21 Tháng Ba 2023 (GMT+7) 219 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Hội Báo toàn quốc năm 2023 (từ ngày 17-19/3) với quy mô lớn nhất từ trước đến nay thu hút sự tham gia của 63 hội nhà báo địa phương; 60 cơ quan báo chí; khối các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng báo chí; các đơn vị cung cấp trang thiết bị báo chí truyền thông hiện đại. Đây thực sự là ngày hội lớn, giới thiệu thành quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ người làm báo, phản ánh nhiều góc cạnh ấn tượng của cuộc sống. Tại lễ bế mạc Hội báo toàn quốc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn báo chí cũng phải bắt kịp với xu thế chuyển đổi số và tác động tích cực tới từng cơ quan báo chí, từng người làm báo. Chuyển đổi số theo định nghĩa chung nhất là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Trong công cuộc chuyển đổi số, truyền thông đóng vai trò quan trọng, với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo động lực thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, báo chí cũng là một lĩnh vực trong xã hội phải tiến hành chuyển đổi số theo xu hướng phát triển chung, thậm chí phát triển trưởng thành thành một ngành kinh tế truyền thông số. Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số báo chí nói riêng là hoạt động mới và khó, thậm chí là rất khó do lĩnh vực truyền thông luôn biến động không ngừng. Tuy nhiên trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, báo chí phải chủ động chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Trong môi trường thông tin cạnh tranh, nội dung hay chưa đủ, mà các cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Chuyển đổi số sẽ giúp cho các cơ quan báo chí thay đổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung cũng như phương thức tiếp cận với người dùng. Tại hội báo, Phó Thủ tướng khẳng định, báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành và đóng góp quan trọng trong những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, nhân dân ta trong bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Báo chí đã phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội; đưa đến độc giả những tin tức mang hơi thở, nhịp đập của cuộc sống; khơi nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; tuyên truyền, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thông tin xấu độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phê phán, đấu tranh với cái xấu, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực. "Báo chí đóng vai trò tiên phong trong bồi đắp, làm giàu nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học", Phó Thủ tướng nói. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, báo chí kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống dịch; thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này. Sự đồng hành, sát cánh của báo chí đã cổ vũ, giúp người dân yên tâm, tin tưởng và vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần quan trọng trong thực hiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch. Đây là minh chứng rõ nét của sự dấn thân, ý chí, bản lĩnh, sự tìm tòi, sắc sảo, sáng tạo của những người làm báo trong điều kiện tác nghiệp khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Theo Phó Thủ tướng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; sự chuyển động nhanh của thế giới; thực tiễn đổi mới, phát triển năng động của đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa khát vọng Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng. Mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn, tạo đồng thuận trong toàn xã hội, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới vĩ đại của đất nước, quảng bá các giá trị tốt đẹp của văn hóa, đất nước, con người Việt Nam góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đội ngũ những người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng; ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế. Hệ thống báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời là phương tiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả. Các cơ quan báo chí, những người làm báo phải quán triệt tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại"; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí; kiến tạo không gian, môi trường văn hóa trong hoạt động báo chí. Trao đổi với các nhà báo, Phó Thủ tướng cho rằng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội đang tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các cơ quan báo chí. Thậm chí chỉ một người dùng mạng xã hội, một trang thông tin cá nhân cũng có thể nhanh chóng đăng tải tin tức, sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận. Vì vậy, các cơ quan báo chí không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số, hướng tới phương thức sản xuất, cung cấp thông tin đa phương tiện, đa nền tảng, đa thiết bị, đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa nguồn thu. Trong đó, quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy và cách làm, trên cơ sở kết hợp giữa nội dung tốt và công nghệ hiện đại để làm chủ nền tảng số, nền tảng truyền thông xã hội. "Các cơ quan báo chí phải tập hợp thành một lực lượng thống nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đóng vai trò dòng chảy chính về thông tin, định hướng dư luận trên không gian mạng", Phó Thủ tướng nêu rõ. Mỗi sản phẩm báo chí phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục, đề cao tính nhân văn, trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trong cộng đồng, nhất là trên không gian mạng và môi trường số. Phó Thủ tướng mong muốn Hội Nhà báo Việt Nam phải tiên phong trong bồi dưỡng và xây dựng bản lĩnh chính trị cho các nhà báo, hội viên, đồng thời tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, từ đó giúp "chấn chỉnh" những "lệch chuẩn" về đạo đức nghề nghiệp, nhân lên những giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí. "Hội cần có thêm nhiều hoạt động, nhiều đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa báo chí, trước mắt là công cuộc chuyển đổi số, làm thế nào để chuyển đổi số báo chí thực sự "thấm" và tác động tích cực tới từng cơ quan báo chí, từng người làm báo", Phó Thủ tướng yêu cầu. Hiện nay trong số hơn 800 cơ quan báo chí tại Việt Nam có tới 90% được tính là các cơ quan báo chí vừa và nhỏ. Các báo có quá trình hình thành, phát triển với những đặc thù nhất định về cơ sở vật chất là tổ chức bộ máy nhân sự đan xen giữa cũ và mới, giữa tư duy làm báo cũ và cách thức làm báo theo công nghệ mới, giữa đội ngũ nhà báo kỳ cựu, có tuổi và những phóng viên trẻ... Làm thế nào để dung hòa giữa phương thức tác nghiệp cũ và mới tại các cơ quan báo chí trước nhu cầu chuyển đổi số hiện nay là vấn đề mà nhiều cơ quan báo chí đang phải đối mặt. Để các cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Không chỉ nằm ở việc tạo hành lang pháp lý cho thử nghiệm các công nghệ mới mà còn hỗ trợ 3 nền tảng giúp các cơ quan báo chí chuyển đổi số: nền tảng Quản lý tòa soạn điện tử, cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số; nền tảng Phân tích thông tin, dư luận trên mạng xã hội, giúp các cơ quan báo chí nắm bắt kịp thời thông tin, dư luận xã hội, nhờ đó nhận biết được nhu cầu thông tin, có tin bài đáp ứng đúng mong muốn của người đọc, đúng thời điểm người đọc cần; Hỗ trợ phòng chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của các cơ quan báo chí nhằm tạo lá chắn, bảo vệ hoạt động trên môi trường số cho cơ quan báo chí./. Ngô Giang (th) Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ- TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Chuyển đổi số sẽ đưa thể thao bước vào một kỷ nguyên mới Print 219 Đánh giá bài viết này: No rating