24 Tháng Hai 2021 Đài Truyền hình Việt Nam sẽ sát cánh cùng TTVN trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 31 và ASEAN PARA Games 11
24 Tháng Hai 2021 Bộ trưởng Bộ VHTTDL kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng tổ hợp sân thi đấu môn Quần vợt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ SEA Games 31
0 Thể thao quần chúng 15 Tháng Hai 2021 Hội thi vượt đồi cát Mũi Né nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19
0 Thể thao quần chúng 15 Tháng Hai 2021 Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đạt được những thành quả lớn
Đẩy mạnh chiến lược chính phủ số 20 Tháng Mười Một 2020 (GMT+7) 232 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Đây là mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025 là những mục tiêu nằm trong chiến lược hướng tới Chính phủ số của Việt Nam. Đây là mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Cụ thể, thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn này như sau: Nhanh chóng số hóa cơ sở hạ tầng Việt Nam đang nhanh chóng số hóa cơ sở hạ tầng viễn thông qua triển khai băng thông rộng quốc gia và triển khai 4G/5G là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế quốc tế. Tại các trung tâm đô thị lớn như TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, dịch vụ 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các thành phố thông minh và thúc đẩy cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Đổi mới khoa học và công nghệ, bao gồm các ứng dụng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và thực tế ảo/tăng cường (VR/AR) là nền tảng cho chiến lược chính phủ số của Việt Nam. Đồng thời, việc hiện thực hóa chiến lược này cũng cần sự giúp đỡ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các công nghệ mới và mô hình thương mại tại Việt Nam. Đẩy mạnh hợp tác trong phục hồi và phát triển Tầm quan trọng thiết yếu của công nghệ số đối với các chính phủ, các nền kinh tế, xã hội và cuộc sống cá nhân, cũng như khoảng cách bất bình đẳng kỹ thuật số giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt, và sự khác biệt rõ ràng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đó là sự chênh lệch về việc tiếp cận kết nối tốc độ cao, đáng tin cậy, cùng các công cụ và kỹ năng, kỹ thuật số để làm việc, học tập và hòa nhập xã hội, và những lợi ích của nó mang lại. Xác định chỉ số cụ thể đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh Bộ chỉ số chuyển đổi số gồm 3 cấp: Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ; Chỉ số chuyển đổi số quốc gia. Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh được cấu trúc theo 3 trụ cột chính (pillar) gồm: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mỗi trụ cột gồm 7 chỉ số chính: chỉ số đánh giá về chuyển đổi nhận thức, chỉ số đánh giá về kiến tạo thể chế, chỉ số đánh giá về phát triển hạ tầng và nền tảng số, chỉ số đánh giá về thông tin và dữ liệu số, chỉ số đánh giá về hoạt động chuyển đổi số, chỉ số đánh giá về an toàn an ninh mạng, chỉ số đánh giá về đào tạo và phát triển nhân lực. Mỗi chỉ số chính có những chỉ số thành phần khác nhau và trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, hạ tầng và nền tảng số, thông tin và dữ liệu số, hoạt động xã hội, an ninh mạng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số). Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ không đánh giá riêng theo các trụ cột như cấp tỉnh mà đánh giá chung chỉ số chuyển đổi số của bộ để đảm bảo những tiêu chí đánh giá là tương đồng, phù hợp với đặc điểm của mỗi bộ phụ trách một trụ cột khác nhau. Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ cũng gồm 7 chỉ số chính như chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, trong mỗi chỉ số chính có những chỉ số thành phần khác nhau và trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (đánh giá qua số lượng báo cáo - điều tra xã hội học, sắc thái thông tin trên không gian mạng, phỏng vấn các chuyên gia). Chỉ số chuyển đổi số quốc gia được cấu trúc theo 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chỉ số này cũng gồm 7 chỉ số chính như chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, trong mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần. Căn cứ theo kết quả đánh giá chuyển đối số cấp tỉnh và cấp bộ, các chỉ số thành phần và tiêu chí của Chỉ số chuyển đổi số quốc gia sẽ được Bộ TT&TT quy định và điều chỉnh cho phù hợp thực tế./. Thùy Anh (t/h) Cải cách hành chính giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương làm việc với Viện Khoa học TDTT về phương hướng hoạt động năm 2021 Print 232 Đánh giá bài viết này: No rating