06 Tháng Hai 2023 Khép lại vòng 1 Night Wolf V.League 1-2023: Công An Hà Nội tạm chiếm ngôi đầu bảng
06 Tháng Hai 2023 ASEAN đang tìm kiếm những nỗ lực tập thể để giúp tổ chức Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á vào cuối năm nay
06 Tháng Hai 2023 Năm 2023 sẽ là năm bận rộn nhằm chuẩn bị cho Đại hội thể thao sinh viên thế giới Thành Đô 2025
0 Khoa học công nghệ 03 Tháng Hai 2023 Họp nghe báo cáo đề xuất các giải pháp cho Đề án Chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
0 Thể thao thành tích cao 01 Tháng Hai 2023 Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự SEA Games 32
Chuyển đổi số tại Bộ VHTTDL: Những kết quả ban đầu và mục tiêu trong tương lai 27 Tháng Mười 2022 (GMT+7) 205 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Ngày 26/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị - Hội thảo Chuyển đổi số của ngành VHTTDL. Hội nghị có sự tham dự của trên 120 đại biểu là đại diện các cơ quan thuộc Bộ VHTTDL, Bộ TTTT, các Bộ, Ban ngành, các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch thuộc 63 tỉnh, thành trong cả nước theo hình thức họp trực tuyến và trực tiếp. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá cao những kết quả bước đầu của Chuyển đổi số Bộ VHTTDL (Ảnh: TA) Theo báo cáo từ Bộ VHTTDL, thời gian qua, việc chuyển đổi số quốc gia tại Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thứ nhất, nhận thức và hành động về chuyển đổi số của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Thứ hai là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi số và xây dựng chính phủ số của Bộ. Thứ ba là hạ tầng số được tăng cường đầu tư, tập trung triển khai các nền tảng số dùng chung cho ngành VHTTDL như nền tảng bảo tàng số, nền tảng số về quản trị và kinh doanh du lịch. Thứ tư, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp được triển khai ngày càng hiệu quả, tăng mức độ hài lòng đối với các dịch vụ công ích. Thứ năm là công tác đảm bảo an toàn, an ninh luôn được chú trọng. Thứ sáu, nguồn lực dành cho chuyển đổi số được quan tâm, tăng cường, đặc biệt là kinh phí cho chuyển đổi số phục vụ công tác chuyên môn như triển khai các hệ thống ứng dụng, tạo lập cơ sở dữ liệu, duy trì vận hành, tuyên truyền và đào tạo đã tăng hàng năm. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, nhìn tổng thể và so sánh với các mục tiêu, yêu cầu đề ra, kết quả công cuộc chuyển đổi số đạt được chưa đồng đều ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, nhiều chỉ tiêu đạt được còn thấp so với mục tiêu đến năm 2025. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3611/QĐ –BVHTTDL về Chương trình Chuyển đổi số của Bộ VHTTDL đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong thời gian tới đây và để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, Bộ VHTTDL mong muốn tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các sở VHTTDL trên cả nước chia sẻ những kinh nghiệm, những thông tin khoa học mới nhất về chuyển đổi số hiện nay và chặng đường chuyển đổi số của ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trong những năm tới. Đồng thời, tích cực trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị để cùng các chuyên gia tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, bước đi chắc chắn để hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ VHTTDL. Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho công tác chuyển đổi số của Bộ VHTTDL (Ảnh: TA) Mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025 được Bộ VHTTDL xác định với 4 nội dung cơ bản: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật để bắt kịp những thay đổi công nghệ, đảm bảo phát triển vận hành Chính phủ điện tử; Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp và Bảo đảm an toàn thông tin. Trong đó mục tiêu ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản như: 100% báo cáo theo quy định của Bộ được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ (không bao gồm nội dung mật) được ký số, gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Hoàn thiện 100% dịch vụ công trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần và thanh toán điện tử (nếu dịch vụ cần được định danh, xác thực, thanh toán); cho phép thực hiện thủ tục hành chính hoàn toàn trên môi trường điện tử, ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc…; 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. 70% dịch vụ công có hồ sơ nộp trong năm phát sinh hồ sơ trực tuyến. 60% hồ sơ thủ tục hành chính nộp (bao gồm trực tiếp và trực tuyến) được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng,… Mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số đến năm 2030: Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo phát triển chính phủ số ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý, khai thác toàn diện nguồn tài nguyên số về văn hóa, thể thao và du lịch; 100% dịch vụ công phát sinh hồ sơ trực tuyến, 100% dịch vụ công mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập, trong đó có trên thiết bị di động; Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ giữa Bộ VHTTDL với các cơ quan nhà nước, tăng chất lượng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp… Để thực hiện thành công Chương trình, Bộ VHTTDL đề ra các 3 nhiệm vụ và giải pháp cơ bản bao gồm: Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Phát triển Chính phủ số và Phát triển kinh tế số. Trong mỗi nhiệm vụ, giải pháp, Bộ VHTTDL có xây dựng các nhiệm vụ cụ thể như để phát triển nền tảng chuyển đổi số cần: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển hạ tầng số; Phát triển dữ liệu số; Xây dựng nền tảng số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Phát triển nguồn nhân lực; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số./. Thùy Anh Hội nghị - Hội thảo Chuyển đổi số của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch NCS Mai Thế Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện về xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat Print 205 Đánh giá bài viết này: No rating