08 Tháng Sáu 2023 Diễn đàn thể thao điện tử thế giới lần thứ hai sẽ giúp định hình tương lai của ngành
08 Tháng Sáu 2023 Thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á về Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 6 tại Bangkok và Chonburi
0 Thể thao quần chúng 08 Tháng Sáu 2023 Tổng cục TDTT không công nhận “Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ III” và “Đại hội WFVV lần thứ II” tháng 7/2022 tại Algeria
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Sáu 2023 HLV đội tuyển nữ U20 Việt Nam: Mục tiêu của tôi là đưa Việt Nam vào tốp các đội mạnh Châu Á
0 Thể thao thành tích cao 05 Tháng Sáu 2023 Tôi muốn tạo cơ hội tối đa cho tất cả các cầu thủ khi khoác áo đội tuyển quốc gia
0 Thể thao quần chúng 05 Tháng Sáu 2023 Sôi nổi giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023
Chuyển đổi số sẽ đưa thể thao bước vào một kỷ nguyên mới 23 Tháng Ba 2023 (GMT+7) 325 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ cao, mở cánh cửa để các nước tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chuyển đổi số không chỉ thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức mà chuyển đổi số còn gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia. Trong khi Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường chuyển đổi số để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên số, thì một số quốc gia trên thế giới đã sớm đưa ra những chiến lược, chương trình hành động cụ thể với sự quyết tâm cao. Và để bắt kịp với “cuộc đua” này, chuyển đổi số tại các Bộ, ban, ngành của Việt Nam đang diễn ra sôi nổi hơn bao giớ hết. Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á. Thái Lan được xem như là một hình mẫu chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam Á. Với sự nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo Thái Lan về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu từ năm 2017, chính quyền nước này đã đưa ra kế hoạch 5 năm đầy tham vọng là chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cho đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của nông nghiệp. Bước đi đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số của Thái Lan là thực hiện chiến lược phát triển chính phủ điện tử 4.0, nhằm hiện thực hóa 4 nội dung chính đã được Cục Chính phủ Điện tử (EGA) đưa ra trong Kế hoạch Phát triển chính phủ số. Đó là: (1) Xây dựng Chính phủ tích hợp, bao gồm việc tích hợp thông tin và điều hành giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hướng tới mục tiêu thiết lập dịch vụ chia sẻ hiệu quả theo một quan điểm chính phủ của công dân. (2) Điều hành thông minh, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các công nghệ liên quan, thông qua Big Data và Internet vạn vật để hỗ trợ công việc cho công chức. (3) Lấy người dân làm trung tâm của việc cung cấp dịch vụ, nhằm cung cấp các dịch vụ dựa trên nhu cầu của từng công dân. (4) Thúc đẩy chuyển đổi, tập trung vào thay đổi tổ chức thông qua nhiều khía cạnh, có chiến lược phát triển cụ thể và được thực hiện bởi EGA, bao gồm nguồn nhân lực, quy trình làm việc, công nghệ và luật pháp. Hay tại Malysia, để chuyển đổi số thành công, quốc gia này đã xây dựng kế hoạch Công nghiệp tổng thể tạo nền móng vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện kế hoạch này, Malaysia đã tích cực áp dụng những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa trong công nghiệp…, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và dựa vào tri thức, công nghệ để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Malaysia cũng tập trung xây dựng chính sách khoa học công nghệ và sáng tạo, đồng thời nhận thức rõ tăng trưởng dựa vào sáng tạo là trọng tâm thúc đẩy sự phát triển của tất cả các linh vực. Hiện, Chính phủ Malaysia hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số với bốn trụ cột chính là công nghiệp 4.0, du lịch thông minh, giáo dục thông minh và thành phố an toàn. Đây được coi là chìa khóa chính để Malaysia đẩy nhanh phát triển, hướng tới mục tiêu lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050. Nói riêng về chuyển đổi số trong lĩnh vực thể thao, quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều tác động đáng kể đối với các nền thể thao của các quốc gia. Xu hướng chung là Chính phủ các nước ngày càng quan tâm đến TDTT, coi phát triển TDTT là một trong những chính sách xã hội để góp phần duy trì sức khỏe người dân, phòng chống bệnh tật, giảm thiểu chi phí cho y tế và xây dựng một xã hội lành mạnh, tích cực. Thứ hạng, thành tích thể thao tại các kỳ đại hội, sự kiện thể thao quan trọng không chỉ đóng vai trò đơn thuần là thành tích thể thao mà còn là hình ảnh, vị thế đất nước. Ngày càng có sự đua tranh gay gắt giữa các quốc gia về thành tích thể thao tại các kỳ Olympic và các sự kiện thể thao lớn. Các quốc gia đều tăng cường những biện pháp nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao, như đầu tư trọng điểm cho các môn thể thao mũi nhọn; sử dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong đào tạo vận động viên, sử dụng các bí quyết về dinh dưỡng, thuốc bổ trợ, áp dụng các chính sách đãi ngộ ở mức cao đối với vận động viên ... Hiện nay, ở một số nước phát triển trên thế giới, thể thao được coi là một ngành kinh tế, đóng góp cho xã hội ở quy mô tương đối lớn. Hoạt động thể thao liên quan tới tất cả các lĩnh vực như thể thao trình diễn, thể thao nhà nghề, liên đoàn, hiệp hội thể thao, câu lạc bộ thể thao, thể thao thương mại, cơ chế quản lý, điều hành hoạt động thể thao... Kinh tế thể thao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động thể dục thể thao (tập luyện, thi đấu…), cũng như gián tiếp phục vụ các hoạt động như sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan (trang thiết bị, cá cược…). Trên thế giới, ở một số quốc gia được coi là cường quốc thể thao như Mỹ, lĩnh vực kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng nhất định trong tăng trưởng GDP. Trung Quốc cũng là một trong những nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới, mang lại doanh thu quan trọng cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển bùng nổ về truyền thông, hoạt động thể thao ngày càng có xu hướng gắn bó chặt chẽ với truyền thông, trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các phương tiện truyền thông. Nhiều môn, loại hình thể thao đã chuyển mạnh theo hướng thể thao nhà nghề, thể thao chuyên nghiệp, thậm chí trở thành một ngành dịch vụ thu hút đầu tư, mang lại tỷ suất sinh lợi tốt. Thể thao đã thực sự trở thành một ngành “công nghiệp không khói” ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tại các quốc gia phát triển. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực thể thao đã từng bước được áp dụng ở một số bộ môn thể thao về trang thiết bị thi đấu, công nghệ quản lí, quy trình vận hành, hướng dẫn đào tạo…Từ đó, thể thao truyền thống sẽ có những bước chuyển mình, bên cạnh đó các công nghệ mới như giả lập, mô phỏng 1:1, song hành, tương tác gắn với hạ tầng kỹ thuật mới 4G, 5G được kết nối sẽ tạo ra những môi trường mới. Hiện nay, trên thế giới cũng đã hình thành những giải đấu mô phỏng, song song như môn thể thao “Vua” thì cùng với đó có những giải bóng đá trên tựa trò chơi Fifa online hoặc PES; đua xe công thức 1 ngoài sân bãi thì cũng có giải trên những thiết bị mô phỏng hoặc trên máy vi tính... Dữ liệu ở các giải đấu, vận động viên đời thực sẽ được đưa vào hệ thống, ánh xạ của thể thao truyền thống và thể thao số đạt được ở mức tương đồng tương đối cao. Có thể nói, đồng hành cùng thể thao truyền thống, thể thao số cũng từng bước bắt nhịp với xu thế chung của mọi mặt đời sống, xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ phát triển mạnh mẽ và dịch bệnh gây nhiều bất lợi như như thời gian vừa qua. Vân Thùy (th) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí TDTT có 3 thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình Print 325 Đánh giá bài viết này: No rating