30 Tháng Ba 2023 Lễ xuất quân đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 32 sẽ được tổ chức trang trọng, ý nghĩa
27 Tháng Ba 2023 Đội nam Thang Long Warriors, nữ Rohto Saigon Heat dẫn đầu chặng 2 giải Bóng rổ VBA 3x3
0 Thể thao thành tích cao 29 Tháng Ba 2023 Herbalife Việt Nam là nhà tài trợ chính cho các đội tuyển Bóng đá quốc gia Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 29 Tháng Ba 2023 U23 Việt Nam lần thứ 3 nhận thất bại ở giải Doha Cup 2023
0 Thể thao thành tích cao 28 Tháng Ba 2023 Herbalife Việt Nam sẽ tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho 165 VĐV và VĐV người khuyết tật xuất sắc năm 2023
0 Thể thao thành tích cao 27 Tháng Ba 2023 ĐT U23 Việt Nam nỗ lực tiến bộ cao hơn trong trận cuối tại giải U23 Cup
Chuyển đổi số năm 2023: Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới 27 Tháng Hai 2023 (GMT+7) 181 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Do vậy, chủ đề của năm 2023-Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025. Có một năm 2023 thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021-2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030. Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Do vậy, chủ đề của năm 2023-Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. 2 Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025. Có một năm 2023 thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021-2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 1/2023, thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã có xấp xỉ 45 triệu giao dịch được thực hiện, tương đương với khoảng 1,5 triệu giao dịch mỗi ngày. Còn nếu tính từ thời điểm NDXP chính thức hoạt động từ tháng 10/2020 thì đã có hơn 1 tỷ giao dịch được thực hiện thông qua nền tảng này. Hiện tại, đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 63/63 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh và kết nối với nền tảng NDXP. Hiện nền tảng này đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, đơn vị. Trong đó có 85 nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, ngành, địa phương; 10 cơ sở dữ liệu và 11 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ T.Ư đến địa phương. Như vậy có thể thấy, việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu quốc gia đang có những đóng góp ngày càng quan trọng trong việc xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Không chỉ vậy, mỗi giao dịch qua NDXP giúp tiết kiệm 3.000 đồng cho xã hội, góp phần tiết kiệm hàng tỷ đồng các chi phí như di chuyển, chứng thực giấy tờ, thời gian... Tuy nhiên, việc chuyển đổi số tại Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục cụ thể vấn đề phát triển dữ liệu: Một số cơ sở dữ liệu quốc gia cốt yếu chưa được hoàn thành; một số cơ sở dữ liệu quốc gia đã được hình thành nhưng chưa được kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả; các cơ sở dữ liệu đã xây dựng còn rời rạc, cát cứ, chưa được quy hoạch, tổ chức, dùng chung thống nhất trong cơ quan nhà nước. - Nhận thức về dữ liệu và năng lực tổ chức, khai thác dữ liệu còn hạn chế; lúng túng trong việc xác định mô hình tổ chức các cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia; 6 thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương; điều kiện hạ tầng chưa đảm bảo để thu thập, kết nối, khai thác dữ liệu ổn định, thống nhất và đồng bộ. - Chuyển đổi số là chuyển đổi các hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội dựa trên khai thác tiềm năng của dữ liệu, dữ liệu lớn. Tuy nhiên, tiềm năng của dữ liệu lớn hiện nay chưa được quan tâm xây dựng và khai thác sử dụng, chưa tận dụng được lợi thế trong việc phát triển các công nghệ mới dựa trên dữ liệu. Việt Nam rất cần thiết, cấp bách, phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu chuyển đổi số quốc gia. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành có liên quan phải thực hiện trong năm 2023, quãng thời gian được xác định là “năm dữ liệu số” của Việt Nam. Theo Thủ tướng, cơ sở dữ liệu quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển đổi số. Dữ liệu phải được kết nối và chia sẻ tới người dân cùng DN thì mới có hiệu quả. Nhưng dữ liệu phải luôn được cập nhật, xử lý thường xuyên, liên tục, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống”. Từ đó, dữ liệu sẽ giúp tạo nên các giá trị gia tăng cũng như hỗ trợ chuyển đổi phương thức quản trị quốc gia. Để làm được điều này, việc chia sẻ liên tục và thông suốt dữ liệu giữa các bộ, ngành đóng vai trò cốt yếu. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được kết nối. Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ là lời giải cho những vấn đề trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định. Được biết, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia của Bộ Công an. Trong đó xác định cụ thể mục tiêu, quy mô, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ, lộ trình thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan; tận dụng tối đa hạ tầng, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị sẵn có, tiết kiệm tối đa chi phí. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, dữ liệu đang được xác định là một nguồn tài nguyên mới, có quan trọng không kém gì những tài nguyên truyền thống như dầu mỏ, than đá… Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam, hướng đến đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn trong giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân; quản lý, quản trị xã hội; phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, cụ thể: 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục; 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch; 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 100% Bộ, ngành, địa phương khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý; 100% các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học bổ sung các môn học về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề vào chương trình đào tạo; lựa chọn một số cơ sở đào tạo trọng điểm về công nghệ thông tin để bổ sung các chuyên ngành đào tạo về phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu với chương trình, nội dung đào tạo tiên tiến, hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu; 100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số phổ biến trên mạng có thu thập dữ liệu cá nhân được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng. Quang Minh Năm 2023: Chuyển đổi số sẽ là tạo ra các giá trị thiết thực Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 Print 181 Đánh giá bài viết này: No rating