22 Tháng Chín 2023 Cơ quan chống doping thế giới công bố các VĐV và quan sát viên độc lập cho Hàng Châu 2022
0 Thể thao thành tích cao 22 Tháng Chín 2023 Bốc thăm, xếp lịch thi đấu các giải Bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia 2023-2024
Cần thiết phải chuyển sang IPv6 để thực hiện chuyển đổi số 13 Tháng Tư 2023 (GMT+7) 380 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Được phê duyệt từ tháng 1/2021, chương trình IPv6 For Gov hướng tới tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong cơ quan nhà nước tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 của thế giới. Bộ VHTTDL tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyển đổi IPv6 (Ảnh: TA) Việc triển khai kế hoạch chuyển đổi mạng Internet Việt Nam sang hoạt động với IPv6 nói chung và chương trình IPv6 For Gor nói riêng, đến nay đã có được những bước tiến quan trọng. Việt Nam đã khẳng định vị thế trong bảng xếp hạng thế giới về chuyển đổi IPv4 sang IPv6. Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT cho biết: tính đến nay, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt khoảng 53%. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 10 toàn cầu về chuyển đổi sang IPv6. Dịch vụ IPv6 cũng được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng truy cập Internet với IPv6 qua FTTH, mobile… Đặc biệt, hoạt động chuyển đổi IPv6 trong khối cơ quan nhà nước đã thay đổi rất tích cực trong 2 năm qua. Các chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 1 chương trình IPv6 For Gov đều đã được hoàn thành vượt mức. Cụ thể, 94% bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, vượt 88% so với mục tiêu; 78% bộ, tỉnh đã chuyển đổi thành công IPv6 cho cổng thông tin điện tử, dịch vụ công, vượt 55% mục tiêu. Cùng với đó, VNNIC và các đơn vị tổ chức đào tạo 28 khóa cho 1.318 cán bộ IPv6, tăng gấp 2,6 lần so với mục tiêu tới năm 2025. Ngoài ra, nhiều hoạt động về định hướng chính sách, tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi IPv6 hiện còn tồn tại một số vấn đề lớn như tỷ lệ chung tăng trưởng chậm, có những thời điểm bị giảm; tỷ lệ thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6 còn thấp, trong đó còn 45 – 50% điện thoại di động chưa hỗ trợ công nghệ này. Cùng với đó, hạ tầng CNTT cơ quan nhà nước chậm chuyển đổi IPv6, nội dung IPv6 trong nước còn thấp; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa tích cực, phần lớn là chưa triển khai. Ở góc độ doanh nghiệp hạ tầng, đại diện Viettel, VNPT, MobiFone, FPT đều lưu ý cần đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi IPv6 cho thiết bị đầu cuối và các dịch vụ nội dung, bởi hiện nay tỷ lệ thiết bị đầu cuối và các trang nội dung hỗ trợ IPv6 còn thấp. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2, IPv6 For Gov sẽ tập trung và hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm dữ liệu, mạng WAN, các phần mềm, ứng dụng; triển khai thí điểm hoạt động thuần IPv6 (IPv6 only) cho một số khu vực, dịch vụ. Mục tiêu hướng tới 100% Bộ, ngành, địa phương chuyển đổi IPv6 thành công cho hạ tầng mạng, dịch vụ CNTT và sẵn sàng triển khai IPv6 only. Mục tiêu giai đoạn 2023 – 2025 là chuyển đổi toàn bộ Internet Việt Nam sang IPv6, 100% thuê bao Internet Việt Nam hoạt động với IPv6; 100% doanh nghiệp IDC, Cloud, Hosting, nội dung số …cung cấp dịch vụ trên nền IPv6; Triển khai IPv6 only, IPv6 cho 5G, Cloud, IoT và nghiên cứu triển khai IPv6+. Về phía Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch cũng đã chủ động xây dựng Kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho Bộ VHTTDL giai đoạn 2021-2025. Song song với việc này, Bộ cũng đã tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến về nhiệm vụ chuyển đổi IPv6 cho các cơ quan đơn vị đầu mối của Bộ VHTTDL. Được biết, Kế hoạch triển khai chuyển đổi IPv6 cho các hệ thống CNTT của Bộ VHTTDL giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối internet, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước qua IPv6; Tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong cơ quan đơn vị thuộc Bộ VHTTDL tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam và phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới. Theo Kế hoạch này, đến năm 2025, 100% cổng/trang thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công của Bộ hoạt động tốt với IPv6, sẵn sàng khả năng hoạt động thuần IPv6. Chuyển đổi toàn bộ hạ tầng, mạng lưới, dịch vụ kết nối internet và hệ thống thông tin... sang hoạt động với IPv6. Những thông tin về IPv6 Không gian địa chỉ gần như vô hạn IPv6 Có chiều dài bít (128 bít) gấp 4 lần IPv4 nên đã mở rộng không gian địa chỉ từ khoảng hơn 4 tỷ (4.3 * 109) lên tới một con số khổng lồ (2128= 3.3*1038). IPv6 cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ phục vụ cho các hoạt động của Internet và phát triển các dịch vụ mang tới sự đột phá về số hóa, phát triển xã hội thông tin như IoT, 5G. Khả năng tự động cấu hình (Plug and Play). IPv6 cho phép thiết bị IPv6 tự động cấu hình các thông số phục vụ cho việc nối mạng như địa chỉ IP, địa chỉ gateway, địa chỉ máy chủ tên miền khi kết nối vào mạng. Do vậy đã giảm thiểu việc phải cấu hình nhân công cho số lượng lớn thiết bị như camera, sensor, thiết bị gia dụng... góp phần giảm tiêu tốn nhân công và thuận lợi trong quản lý. Khả năng bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận Địa chỉ IPv6 được thiết kế để tích hợp sẵn tính năng bảo mật trong giao thức nên có thể dễ dàng thực hiện bảo mật từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận (IPv4 không hỗ trợ sẵn tính năng bảo mật trong giao thức, khó thực hiện bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận). Quản lý định tuyến tốt hơn IPv6 được thiết kế có cấu trúc đánh địa chỉ và phân cấp định tuyến thống nhất, dựa trên một số mức cơ bản đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Cấu trúc phân cấp này giúp tránh khỏi nguy cơ quá tải bảng thông tin định tuyến toàn cầu khi chiều dài địa chỉ IPv6 lên tới 128 bít. Trong khi đó, sự gia tăng của các mạng trên Internet, số lượng IPv4 và việc IPv4 không được thiết kế phân cấp định tuyến ngay từ đầu khiến cho kích thước bảng định tuyến toàn cầu ngày càng gia tăng, gây quá tải, vượt quá khả năng xử lý của các thiết bị định tuyến. Dễ dàng thực hiện kết nối đa điểm (Multicast) Công nghệ này nhằm tăng hiệu năng của mạng, tiết kiệm băng thông, giảm tải cho máy chủ, công nghệ multicast được thiết kế để một máy tính nguồn có thể kết nối đồng thời đến nhiều đích. Từ đó thông tin không bị lặp lại, băng thông của mạng sẽ giảm đáng kể, đặc biệt với các ứng dụng truyền tải thông tin rất lớn như truyền hình (IPTV), truyền hình hội nghị (video conference), ứng dụng đa phương tiện (multimedia). Trên thực tế, cấu hình và triển khai multicast với IPv4 rất khó khăn, phức tạp trong khi đối với IPv6 thì việc này dễ dàng hơn nhiều. Hỗ trợ cho quản lý chất lượng mạng Những cải tiến trong thiết kế của IPv6 như: Không phân mảnh, định tuyến phân cấp, gói tin IPv6 được thiết kế với mục đích xử lý thật hiệu quả tại thiết bị định tuyến tạo ra khả năng hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng dịch vụ QoS. Vì vậy, việc chuyển đổi IPv6 cho các cơ quan Nhà nước là cần thiết, tạo nền tảng quan trọng đảm bảo cho hoạt động mạng và dịch vụ của các cơ quan Nhà nước bắt kịp xu thế phát triển công nghệ./. T.Anh (th) Nghiên cứu sinh Ma Thị Ngần bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Trường Chính phủ ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân Print 380 Đánh giá bài viết này: No rating