20 Tháng Ba 2023 Chủ tịch Cơ quan Chống Doping Thế giới kêu gọi Tổ chức Văn hóa và Khoa học Giáo dục của Liên Hợp Quốc xây dựng khuôn khổ chống doping
20 Tháng Ba 2023 Hội đồng Olympic Châu Á đánh giá cao tiến độ công tác chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á tại Hàng Châu
19 Tháng Ba 2023 Chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”: tôn vinh những gương mặt Vàng của Thể thao Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 20 Tháng Ba 2023 SABECO và hành trình thúc đẩy lối sống lành mạnh, chung tay phát triển thể thao Việt Nam
0 Quan hệ quốc tế 17 Tháng Ba 2023 Hungary là đối tác hàng đầu về hợp tác trong lĩnh vực Thể thao của Việt Nam
0 Quan hệ quốc tế 17 Tháng Ba 2023 Liên đoàn Teqball quốc tế mong muốn môn thể thao này sẽ được yêu thích tại Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 16 Tháng Ba 2023 Khẳng định chất lượng thể thao thành tích cao của Nam Định
Cải cách hành chính giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước 07 Tháng Mười Một 2020 (GMT+7) 1137 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Theo báo cáo của Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính hướng đến xây dựng Chính phủ điệ tử nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đem đến những kết quả tích cực. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đã tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng. Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời chất vấn ngày 6-11 (Ảnh:Quốc Hội) Chiều 6/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội về một số nội dung liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. Đây là ngày làm việc thứ 4, Đợt 2 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội của đoàn đại biểu. Theo Chương trình kỳ họp, đây là ngày đầu tiên Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Tham gia Đoàn Chủ tịch có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (điều hành phiên họp) và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: tổng cộng từ cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, mỗi năm tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng, theo cách tính của Ngân hàng Thế giới. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan, địa phương tổng cộng 65.595 nhiệm vụ. Trong đó đã hoàn thành 48.406 nhiệm vụ, 15.953 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 1.236 nhiệm vụ quá hạn. Tỷ lệ nợ đọng nhiệm vụ quá hạn đã giảm mạnh từ 25,2% (đầu nhiệm kỳ, khi Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập) xuống còn 1,8% hiện nay, giảm 23,4%. Đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đến nay 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn Bộ phận Một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính, trong đó, 58/63 địa phương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh. Đặc biệt có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương… Nhiều Bộ, cơ quan tiên phong như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Điện lực… Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; theo cách tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Chưa hài lòng với những kết quả đạt được, tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hai là, xây dựng Chính phủ điện tử, Trục liên thông văn bản quốc gia từ ngày 12/3/2019 đến nay đã có hơn 3,5 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua Trục, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ vận hành từ ngày 24/6/2019 đến nay đã phục vụ 23 phiên họp Chính phủ và hơn 561 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, giúp thay thế hơn 210 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm 169 tỷ đồng mỗi năm. Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khai trương ngày 19/8/2020 là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, Hệ thống đã kết nối 30 bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 106/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, được khai trương ngày 09/12/2019. Sau gần 11 tháng triển khai, đã có hơn 85 triệu lượt truy cập, 25 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; đã cung cấp 2.200/6.790 dịch vụ công trực tuyến và phấn đấu từ nay đến cuối năm cung cấp khoảng 2.500 thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Như vậy, mỗi năm tiết kiệm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia khoảng 6.300 tỷ đồng. “Tổng cộng, từ cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng mỗi năm. Đây là cách tính theo bảng hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại một số địa phương vẫn còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc nhất định, nhất là tình trạng chậm - muộn, người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan và chờ đợi rất lâu, công tác hướng dẫn chưa được tỷ mỷ, sâu sát... Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này và tin rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có được những kết quả tích cực hơn nữa từ công tác cải cách hành chính tại địa phương. Được biết, trong phiên chất vấn ngày đầu tiên này, đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, các đại biểu chất vấn về những giải pháp và tiến độ nghiên cứu vắc-xin trong phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam; vấn đề quản lý các khu du lịch có sản phẩm văn hóa có yếu tố tín ngưỡng; việc triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch… Thùy Anh (t/h) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển của ngành và địa phương Đẩy mạnh chiến lược chính phủ số Print 1137 Đánh giá bài viết này: No rating