12 Tháng Tư 2021 Hội đồng Olympic châu Á tiến hành cuộc họp Ủy ban phối hợp lần thứ 4 về công tác chuẩn bị tổ chức Hàng Châu 2022
0 Thể thao quần chúng 14 Tháng Tư 2021 Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Santen Việt Nam
0 Thể thao quần chúng 14 Tháng Tư 2021 Sau 7 ngày đã có 4.000 người tham gia chạy Cùng miền Tây vượt hạn mặn
0 Thể thao quần chúng 12 Tháng Tư 2021 Hơn 13.000 VĐV tham giự giải Marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank
Liên đoàn Thể dục Việt Nam tổ chức Hội thảo phát triển các loại hình Thể dục 30 Tháng Năm 2019 (GMT+7) 615 Lượt xem Danh mục: Giáo dục đào tạo Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Trần Chiến Thắng – Chủ tịch Liên đoàn Thể dục Việt Nam cho rằng: Hiện nay, việc định hướng phát triển phong trào Thể dục tại khu vực phía Bắc của Liên đoàn Thể dục Việt Nam (VGF) đã mở ra hướng đi đúng trong sự quản lý các môn phong trào, hoàn toàn phù hợp nhiệm vụ phát triển các loại hình Thể dục trên thế giới (FIG). Qua đó nhằm đưa hệ thống các môn Thể dục phong trào như: Hip hop, Cheer, Gym for All, ZumbaymGym, Jazz... đang phát triển mạnh mẽ bên ngoài vào sự quản lý tổng thể của Liên đoàn Thể dục Việt Nam. Việc định hướng và quản lý phát triển Thể dục phong trào tạo sân chơi bổ ích, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên, nam nữ thanh niên tham gia tập luyện góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội giai đoạn mới. Từ đó, có thể khẳng định, tiềm năng phát triển các môn Thể dục phong trào là hết sức rộng lớn. Tuy nhiên, việc phát triển có tính hệ thống còn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan. Theo báo cáo về công tác chuẩn bị và định hướng các loại hình phát triển Thể dục khu vực phía Bắc năm 2019 được ông Nguyễn Hữu Hùng – Phó trưởng bộ môn Thể dục trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trình bày tại Hội thảo: Với 19 môn được xếp vào nhóm môn Thể dục tại Việt Nam hiện nay được các chuyên gia khảo sát trên 120 đối tượng ngẫu nhiên được phân bổ từ học sinh, sinh viên, huấn luyện viên, người sử dụng lao động và nhà quản lý tại khu vực Hà Nội đã cho thấy: tỷ lệ người biết tên các môn Thể dục từ thành tích cao đến Thể dục phong trào đang có mặt trên thế giới và Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 57,8%, bên cạnh đó có 42,1% số những người tham gia trả lời đều không rõ các loại hình Thể dục này. Từ kết quả trên cho thấy, tiềm năng phát triển các môn Thể dục là rất lớn đặc biệt trong xu thế nhận thức các loại hình Thể dục này đang có xu hướng ra tăng trong những năm gần đây, dưới nhiều hình thức tự phát, đặc biệt là các môn như: Thể dục cổ động, Zumba, Hiphop và Thể thao đường phố Parkour. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Kim Lan – Phó Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1, Tổng cục TDTT, Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục Việt Nam: Hiện nay, có những môn của FIG đã được Liên đoàn Thể dục Việt Nam triền khai tổ chức thi đấu, có quản lý và định hướng phát triển, song cũng có những môn chưa thể triển khai đi vào hoạt động có sự quản lý của nhà nước như Thể dục cho mọi người (Gym For All), Thể dục nhào lộn (Acrobatic Gymnastics) và các môn Thể dục Parkour. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã có tới 4 môn Thể dục được Liên đoàn Thể dục triển khai nhằm phát triển phong trào Thể dục chung cả nước gồm: Khiêu vũ thể thao, Thể dục dưỡng sinh và Thể dục thẩm mỹ. Đặc biệt, loại hình Thể dục cổ động, Hip hop đã dần được hình thành, cụ thể hóa phù hợp với xu thế phát triển thế giới và điều kiện phát triển ở Việt Nam, thu hút được đông đảo quần chúng mọi đối tượng yêu thích tham gia tập luyện. Chính vì vậy, việc định hướng phát triển các loại hình Thể dục phong trào khu vực phía Bắc làm tiền đề phát triển loại hình này trong cả nước là điều cấp thiết, bộ môn Thể dục, Liên đoàn Thể dục Việt Nam sẵn sàng ủng hộ về mặt chủ trưowng và hoàn toàn đồng ý cho các thành viên của hội đồng thể dục chung và phát triển phong trào được chủ động, đề xuất và thực hiện các ý tưởng dưới hình thức tự chủ tài chính và xã hội hóa các hoạt động đã đưa ra. 100% học viên hoàn thành xuất sắc khóa học tập huấn môn Thể dục dụng c Khóa học HLV chứng chỉ C AFC năm 2019 Print 615 Đánh giá bài viết này: No rating