08 Tháng Hai 2023 Los Angeles 2028 mong muốn xây dựng thành công chương trình thể thao dành cho thanh thiếu niên
08 Tháng Hai 2023 Bắc Kinh được đánh giá cao khi tạo ra di sản bền vững một năm sau Thế vận hội Olympic mùa đông
0 Khoa học công nghệ 03 Tháng Hai 2023 Họp nghe báo cáo đề xuất các giải pháp cho Đề án Chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
0 Thể thao thành tích cao 01 Tháng Hai 2023 Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự SEA Games 32
Tham gia CPTPP: Việt Nam tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu 11 Tháng Mười Hai 2020 (GMT+7) 297 Lượt xem Danh mục: Cải cách hành chính Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Lợi ích về xuất khẩu Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Lợi ích đối với các ngành Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. Lợi ích về cải cách thể chế Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Lợi ích về việc làm, thu nhập Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn. Đỗ Ngọc Minh (t/h) Sở VHTTDL Đăk Lăk giải quyết 354 hồ sơ đúng hạn và trước hạn trong 9 tháng đầu năm 2020 Công tác cải cách hành chính của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2020 đạt nhiều kết quả khả quan Print 297 Đánh giá bài viết này: No rating
Giao hữu quốc tế: U22 Việt Nam thua 0-5 U20 Argentina Tối ngày 14/5 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình, đội tuyển U22 Việt Nam đã có một bài kiểm tra chất lượng trước thềm SEA Games 29 khi được chạm chán U20 Argentina. Với trình độ và đẳng cấp hơn hẳn, U20 Argentina đã dễ dàng có chiến thắng đậm 0-5. Dẫu... 15 Tháng Năm 2017
Phòng tập Thể hình và Fitness của Phạm Văn Mách Từ ngày khai trương (15/2) đến nay, sau hơn 2 tháng hoạt động, học viên của CLB đã vượt qua con số 200, là thành công bước đầu ngoài kế hoạch. Yếu tố quan trọng đem lại thành công của CLB đó chính là tên tuổi của Phạm Văn Mách đã thu hút khá đông... 22 Tháng Chín 2009
Trần Hiếu Ngân, người mang về kỳ tích cho thể thao Việt Nam(16:46 25/11/2004) Hiếu Ngân đến với môn võ một cách tình cờ. Năm 1997, khi Ngân vừa tròn 13 tuổi, vì muốn các con chơi thể thao để có sức khoẻ nên bố Ngân dẫn một lúc 5 anh em đi tìm thầy học võ. 28 Tháng Chín 2009
Những thay đổi mới nhất của Luật Bóng chuyền không thật sự quá khó cho người chơi Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Bóng chuyền Việt Nam về những thay đổi của Luật thi đấu môn Bóng chuyền (2013 – 2016) vừa được Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) cho phép áp dụng kể từ ngày 1/1/2013 ở tất cả... 28 Tháng Ba 2013
Những thay đổi của Luật Bóng chuyền giai đoạn 2013-2016 Bên lề lớp đào tạo Trọng tài Bóng chuyền trong nhà năm 2014, do LĐBCVN phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức từ ngày 28/6 - 05/7, Trang tin TDTT đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trọng... 04 Tháng Bảy 2014