26 Tháng Năm 2023 Đội tuyển nữ Việt Nam kiểm tra toàn diện sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá FIFA
0 Thể thao quần chúng 31 Tháng Năm 2023 Đoàn TTNKT Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN Para Games 12
0 Thể thao thành tích cao 27 Tháng Năm 2023 Gần 700 VĐV dự giải Vô địch Karate Cup Hanoisme mở rộng năm 2023
0 Thể thao quần chúng 27 Tháng Năm 2023 Hơn 3.000 thanh thiếu nhi, học sinh tham dự Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023
0 Thể thao thành tích cao 25 Tháng Năm 2023 Lễ công bố bản quyền truyền thông và phát sóng FIFA World Cup nữ 2023
Sở VHTTDL Quảng Nam phấn đấu nằm trong top 10 Sở, ban, ngành của tỉnh về thực hiện Chính quyền điện tử 17 Tháng Chín 2021 (GMT+7) 873 Lượt xem Danh mục: Cải cách hành chính Trong những năm qua, công tác CCHC của Sở VHTTDL Quảng Nam luôn được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Sở quan tâm, chú trọng. Để triển khai nhiệm vụ này, trong các cuộc họp, Hội nghị của Sở thường xuyên quán triệt, phổ biến các Nghị quyết, các chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh. Sở cũng đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, qua đó tạo được sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC của ngành đã đặt ra. Những kết quả đạt được Theo đó, công tác CCHC đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Vị trí CCHC của Sở nằm ở mức tương đối so với các Sở, ban, ngành của tỉnh, trong đó có những năm đứng ở vị trí thứ 1 (2016) và vị trí thứ 2 (2017), chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh đứng thứ 1 trong 2 năm liên tiếp (2018, 2019). Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT trong CCHC đã được lãnh đạo Sở đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo cơ sở pháp lý, thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan chuyên môn được chuẩn hóa theo quy trình ISO 9001. Việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt là trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, Sở đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết các TTHC. Theo đó, 60% TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; 40% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3; 30% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 4; 100% hồ sơ giao dịch trên Cổng dịch vụ công được xác thực điện tử. 100% văn bản giao dịch với các Sở, ban, ngành, địa phương dưới dạng điện tử… Điều đó không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện khi thực hiện các giao dịch hành chính mà còn góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí cũng như tránh lây lan dịch bệnh Covid -19 trong cộng đồng. Đây cũng chính là giải pháp giúp cho việc kiểm soát các TTHC được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện các giao dịch hành chính một cách minh bạch, khoa học và đảm bảo đúng thời gian. Nhờ đó mà hàng năm, 100% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đều được giải quyết đúng hạn và được cập nhật, theo dõi thông qua hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn từng bước được triển khai thực hiện tại các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp của Sở. Hiện Sở chỉ còn 6 phòng chuyên môn và 8 đơn vị sự nghiệp; Số cán bộ, công chức, viên chức giảm 18,14% do thực hiện sáp nhập một số đơn vị. Điều này đã góp phần khắc phục được những chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng, đơn vị trực thuộc; từng bước bố trí công chức, viên chức, người lao động phù hợp với vị trí công việc; chất lượng tham mưu, tổ chức thực hiện công việc ngày càng nâng cao; công chức, viên chức tích cực chủ động hơn trong công việc. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong công tác CCHC của Sở trong năm 2020. Các chỉ tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Để hoàn thành mục tiêu trên, Sở đã ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2025 với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2025: Phấn đấu Chỉ số CCHC(PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Sở thuộc nhóm 10 Sở, ban, ngành; Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trong tóp đầu của Tỉnh. 100% các văn bản hướng dẫn, thi hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp, kịp thời theo quy định của pháp luật. Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT, giảm thời gian đi lại, chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Phấn đấu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt từ 80% trở lên đối với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu 80% tổng số TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên đối với tổng số hồ sơ giải quyết. Hiện, số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đạt tỷ lệ 30%; Từ 2022 đến 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đạt tối thiểu 80% tổng số hồ sơ TTHC tiếp nhận không phải yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước chia sẻ. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC của Sở đạt tối thiểu 95%. Có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên. 100% số kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách được thực hiện. Cùng với các chỉ tiêu trên, Sở cũng hướng tới xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: với 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các phòng, đơn vị, địa phương được thực hiện trên môi trường điện tử, trừ các văn bản thực hiện theo chế độ “mật”. 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% giao dịch trên các Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử. Có ít nhất 50% hoạt động kiểm tra, thanh tra của Sở được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Có ít nhất 90% hồ sơ công việc tại các phòng, đơn vị được xử lý trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định). Sở nằm trong top 10 Sở, ban, ngành của tỉnh về thực hiện Chính quyền điện tử. Triển khai các giải pháp thực hiện Để hoàn thành các mục tiêu trên, Sở cũng đặt ra 07 nhóm giải pháp. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Sở, điều hành của Lãnh đạo Sở; sự phối hợp của các phòng, đơn vị trong việc thực hiện công tác CCHC. Phân công, phối hợp thống nhất, trách nhiệm cụ thể giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở trong triển khai các nội dung CCHC để bảo đảm Kế hoạch được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đề ra.Tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về công tác CCHC theo Quyết định số 1464/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBDN tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; tăng cường các hình thức thông tin; nâng cao chất lượng các nội dung, chú trọng tuyên truyền về những giải pháp, lợi ích đem lại; nêu gương các cá nhân làm tốt công tác CCHC. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện CCHC tại các phòng, đơn vị, qua đó có biện pháp khắc phục tồn tại được chỉ ra từ đợt kiểm tra; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với công chức, viên chức vi phạm kỷ luật và trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC; thường xuyên đo lường sự hài lòng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết TTHC. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ CCHC của Sở. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các Kế hoạch CCHC của Sở trong giai đoạn 2021-2025. Huy động các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện có hiệu quả công tác CCHC. VD Công tác CCHC của Sở VHTTDL Vĩnh Long được triển khai đảm bảo đúng kế hoạch Giai đoạn 2021-2030: Sở VHTTDL Bắc Giang đặt mục tiêu nằm trong Top 10 sở, ngành của tỉnh về các chỉ số CCHC Print 873 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Cải cách hành chính Cùng chuyên mục Sở VHTTDL Lạng Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền CCHC trong năm 2023 Quý I/2023: công tác CCHC ngành VHTTDL Cao Bằng đạt nhiều kết quả cao Sở VHTTDL Sóc Trăng: Quý I năm 2023, đảm bảo 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn Sở VHTTDL Cà Mau đẩy mạnh công tác CCHC trong hoạt động quản lý Kết quả công tác CCHC quý I năm 2023 của ngành VHTTDL Lâm Đồng
Giao hữu quốc tế: U22 Việt Nam thua 0-5 U20 Argentina Tối ngày 14/5 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình, đội tuyển U22 Việt Nam đã có một bài kiểm tra chất lượng trước thềm SEA Games 29 khi được chạm chán U20 Argentina. Với trình độ và đẳng cấp hơn hẳn, U20 Argentina đã dễ dàng có chiến thắng đậm 0-5. Dẫu... 15 Tháng Năm 2017
Phòng tập Thể hình và Fitness của Phạm Văn Mách Từ ngày khai trương (15/2) đến nay, sau hơn 2 tháng hoạt động, học viên của CLB đã vượt qua con số 200, là thành công bước đầu ngoài kế hoạch. Yếu tố quan trọng đem lại thành công của CLB đó chính là tên tuổi của Phạm Văn Mách đã thu hút khá đông... 22 Tháng Chín 2009
Trần Hiếu Ngân, người mang về kỳ tích cho thể thao Việt Nam(16:46 25/11/2004) Hiếu Ngân đến với môn võ một cách tình cờ. Năm 1997, khi Ngân vừa tròn 13 tuổi, vì muốn các con chơi thể thao để có sức khoẻ nên bố Ngân dẫn một lúc 5 anh em đi tìm thầy học võ. 28 Tháng Chín 2009
Những thay đổi mới nhất của Luật Bóng chuyền không thật sự quá khó cho người chơi Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Bóng chuyền Việt Nam về những thay đổi của Luật thi đấu môn Bóng chuyền (2013 – 2016) vừa được Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) cho phép áp dụng kể từ ngày 1/1/2013 ở tất cả... 28 Tháng Ba 2013
Những thay đổi của Luật Bóng chuyền giai đoạn 2013-2016 Bên lề lớp đào tạo Trọng tài Bóng chuyền trong nhà năm 2014, do LĐBCVN phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức từ ngày 28/6 - 05/7, Trang tin TDTT đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trọng... 04 Tháng Bảy 2014