TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
  1. TRANG CHỦ
  2. GIỚI THIỆU
  3. TIN TỨC SỰ KIỆN
  4. CHUYÊN NGÀNH
  5. ẢNH - VIDEO
  6. VĂN BẢN PHÁP QUY
  7. LIÊN HỆ

Cái cách hành chính

Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam với liên minh Châu Âu tác động mọi mặt đến đời sống người dân

340 Lượt xem

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế như hiện nay, thì việc ký kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam với liên minh Châu Âu (EU) và đi vào thực thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta và các nền kinh tế của Liên minh Châu Âu.

Chúng ta xác định Liên minh châu Âu (EU) với 27 nước thành viên luôn là đối tác kinh tế và thương mại có vị trí rất quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, thương mại của nước ta; là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại và là một thị trường trọng điểm, mang tầm chiến lược đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: Dệt may, nông sản, lâm sản, thủy hải sản, giày dép, điện tử, đồ gỗ... Cam kết mở cửa có lộ trình, sẽ là lợi thế đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam so với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác, đặc biệt là các nước châu Á vào thị trường EU.

Đối với người tiêu dùng: Sẽ được đón nhận các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ hơn do được miễn thuế hải quan nhất là trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, giao thông…

Đối với người lao động: Hai Hiệp định mang đến cơ hội việc làm cho người lao động, khi các Hiệp định được thực thi, các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, theo đó nhu cầu về tuyển dụng lao động sẽ tăng cao trong thời gian tới, mang đến cho người lao động nhiều vị trí và việc làm, qua đó cải thiện đời sống của nhân dân, của người lao động.

Đối với doanh nghiệp: Ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Và theo nội dung cam kết của EU được thể hiện trong Hiệp định, thì sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đây sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi, một sự đột phá mới, mở ra cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá hàng hóa xuất khẩu khi so sánh với giá của các quốc gia trong khu vực, khi họ xuất khẩu các sản phẩm của họ sang thị trường EU. Tuy nhiên, hàng hóa của chúng ta đang bị sức ép cạnh tranh khá lớn từ các nước trong khu vực có hàng hóa xuất khẩu vào EU vì một số lý do như: Họ có lợi thế hơn chúng ta về giá các nguyên liệu đầu vào, năng suất lao động, giá thành sản phẩm... vì vậy, các sản phẩm của họ thường có giá thành cạnh tranh hơn sản phẩm của chúng ta. Thì nay nhờ có Hiệp định EVFTA, Việt Nam chúng ta đã giải quyết được bài toán này và có thể sẽ khiến cho các đối thủ xuất khẩu hàng hóa vào EU của chúng ta bị bỏ lại đằng sau và đây chính là một trong những cơ hội của EVFTA mang lại cho doanh nghiệp.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho các DN khi tham gia vào các chuỗi cung ứng

Việt Nam chúng ta đã và đang tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, việc miễn giảm các loại thuế xuất nhập khẩu từ Hiệp định EVFTA mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, khi mà giá thành của các sản phẩm chúng ta sản xuất giảm xuống, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, thì EVFTA có tác động tích cực đến Việt Nam trong việc thiết lập các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới với EU...

Tạo lợi thế cạnh tranh trong khối ASEAN: Các nước ASEAN đang cạnh tranh quyết liệt với nhau và các nước khác trong việc xuất khẩu hàng hóa sang EU, việc chúng ta dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN trong việc ký kết EVFTA, là một lợi thế quan trọng, giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu và nhanh hơn vào thị trường EU, thông qua việc miễn giảm các dòng thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được lợi hơn từ hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định, với mức giá hợp lý hơn từ EU. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có thêm nhiều cơ hội được tiếp cận với các máy móc, thiết bị, công nghệ và kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Một số khuyến cáo đối với doanh nghiệp khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

(1) Doanh nghiệp cần lưu ý, trong vòng 7 năm đầu tiên, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ được lựa chọn thuế suất ưu đãi nhất trong số các cơ chế ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ theo từng cơ chế; (2) Chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh; (3) Chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ của Hiệp định và tiêu chuẩn cao của EU; (4) Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định, cụ thể cần lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường (ví dụ như yêu cầu về chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng và lâm sản, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển và thủy sản) do đây là những nội dung mà phía EU đặc biệt quan tâm; (5) Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.

Thùy Anh (t/h)

Print
340 Đánh giá bài viết này:
No rating

Contact author

x

Tin tức xem nhiều

  • Thể thao thành tích cao
  • Quan hệ quốc tế
  • Thể thao quốc tế
More

    Giao hữu quốc tế: U22 Việt Nam thua 0-5 U20 Argentina Giao hữu quốc tế: U22 Việt Nam thua 0-5 U20 Argentina
    Tối ngày 14/5 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình, đội tuyển U22 Việt Nam đã có một bài kiểm tra chất lượng trước thềm SEA Games 29 khi được chạm chán U20 Argentina. Với trình độ và đẳng cấp hơn hẳn, U20 Argentina đã dễ dàng có chiến thắng đậm 0-5. Dẫu...

    Phòng tập Thể hình và Fitness của Phạm Văn Mách Phòng tập Thể hình và Fitness của Phạm Văn Mách
    Từ ngày khai trương (15/2) đến nay, sau hơn 2 tháng hoạt động, học viên của CLB đã vượt qua con số 200, là thành công bước đầu ngoài kế hoạch. Yếu tố quan trọng đem lại thành công của CLB đó chính là tên tuổi của Phạm Văn Mách đã thu hút khá đông...

    Những thay đổi của Luật Bóng chuyền giai đoạn 2013-2016 Những thay đổi của Luật Bóng chuyền giai đoạn 2013-2016
    Bên lề lớp đào tạo Trọng tài Bóng chuyền trong nhà năm 2014, do LĐBCVN phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức từ ngày 28/6 - 05/7, Trang tin TDTT đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trọng...

    Không nội dung

    A problem occurred while loading content.

    TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
    CƠ QUAN CHỦ QUẢN: TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
    Giấy phép số: 559/GP-BC do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 14/12/2004
    Chịu trách nhiệm: Ngô Thịnh Hường - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin
    Địa chỉ: 36 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-24) 3747 3310 - 3747 2958 * FAX: (84-24) 3747 1981
    Email:banbientap@tdtt.gov.vn Hỗ trợ kỹ thuật: support@tdtt.gov.vn
    Ghi rõ nguồn www.tdtt.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ trang này
    Copyright@ Trung tâm thông tin thể dục thể thao
    Back To Top