TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
  1. TRANG CHỦ
  2. GIỚI THIỆU
  3. TIN TỨC SỰ KIỆN
  4. CHUYÊN NGÀNH
  5. ẢNH - VIDEO
  6. VĂN BẢN PHÁP QUY
  7. LIÊN HỆ

Tích cực đẩy mạnh việc giáo dục dinh dưỡng trong trường học

Tại Việt Nam, gánh nặng dinh dưỡng “kép” – suy dinh dưỡng ở trẻ em khu vực nông thôn và thừa cân, béo phì ở cả người lớn và trẻ em khu vực thành thị, nhất là các thành phố lớn vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng.

Bên cạnh nguyên nhân chính đến từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các em, việc bản thân các em chưa nhận biết và hiểu rõ những kiến thức dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chính vì vậy, song song với việc chú trọng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, các cơ quan, ban ngành đang tích cực đẩy mạnh triển khai công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh ở tất cả các cấp học, đặc biệt là trung học cơ sở.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý tại gia đình, nhà trường kết hợp với giáo dục dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ 12 - 14 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ cần có chế độ ăn uống cân đối, hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng theo lứa tuổi. Vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng không chỉ trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng dành cho lứa tuổi, phòng chống thiếu và thừa dinh dưỡng, mà còn giúp cho học sinh có thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Một trong những công cụ giáo dục kiến thức dinh dưỡng đang được sử dụng là lồng ghép giảng dạy trong các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm. Nội dung chuyển tải được thực hiện theo từng chủ đề như:  Chủ đề về Chế độ dinh dưỡng lành mạnh – Giới thiệu về tháp dinh dưỡng cho trẻ 12 - 14 tuổi; Ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến; Rau lá, rau củ quả và trái cây: quả chín; Thịt, thủy sản, trứng và các hạt giàu đạm; Sữa và chế phẩm từ sữa; Dầu, mỡ; Hạn chế tiêu thụ đường, muối; Cần uống đủ nước hàng ngày.

Chủ đề về Phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em – Vì sao chúng ta lại bị thừa cân, béo phì; Thừa cân, béo phì gây ra những hậu quả gì; Phòng chống thừa cân béo phì; Chúng ta cần làm gì khi bị thừa cân, béo phì; Chế độ ăn uống lành mạnh và không lành mạnh. Chủ đề về Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng; Phòng chống thiếu vitamin A; Phòng chống thiếu vitamin D; Phòng chống thiếu kẽm; Phòng chống thiếu canxi.

Chủ đề về Vệ sinh an toàn thực phẩm – Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm giúp lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe; Lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh, đặc biệt khi ăn ở ngoài; Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chủ đề về Tăng cường hoạt động thể lực -Tăng cường hoạt động thể lực hàng ngày. Chủ đề về Ăn uống thông minh; Vận động tích cực.

Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh trung học cơ sở – Giáo dục dinh dưỡng có thể được thực hiện trong 7 - 10 phút vào giờ sinh hoạt cuối tuần hoặc lồng ghép vào giờ học giáo dục thể chất, các môn khoa học và các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, hội thi, các hình thức truyền thông mới để thu hút nhiều học sinh tham gia.

Các bài giảng giáo dục dinh dưỡng được biên soạn dưới dạng bài giảng trình chiếu để học sinh dể đọc và dễ hiểu. Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh có thể lồng ghép trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tổ chức bữa ăn như xếp hàng nhận thức ăn, loại bỏ thức ăn thừa, trả khay thức ăn...

Cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tại nhà.

Kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tại nhà để học sinh có được chế độ dinh dưỡng toàn diện nhất thì cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để giáo dục dinh dưỡng cho học sinh. Cha mẹ giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bằng cách giới thiệu các loại thực phẩm, học sinh cùng đi chợ, siêu thị mua thực phẩm, chế biến thực phẩm, nhằm giúp học sinh hiểu về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và biết cách chế biến các món ăn lành mạnh, giầu dinh dưỡng.

Học sinh trung học cơ sở cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh, khoa học theo tháp dinh dưỡng của trẻ từ 12 - 14 tuổi, kết hợp với nếp sống năng động, lành mạnh để giúp học sinh khỏe mạnh, cao lớn, phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm./.

T.Nhu

 

Print
220 Đánh giá bài viết này:
No rating

Contact author

x

Sự kiện

Dữ liệu ngành

TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Giấy phép số: 559/GP-BC do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 14/12/2004
Chịu trách nhiệm: Ngô Thịnh Hường - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: 36 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-24) 3747 3310 - 3747 2958 * FAX: (84-24) 3747 1981
Email:banbientap@tdtt.gov.vn Hỗ trợ kỹ thuật: support@tdtt.gov.vn
Ghi rõ nguồn www.tdtt.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright@ Trung tâm thông tin thể dục thể thao
Back To Top