07 Tháng Sáu 2023 ASEAN Para Games 12: Điền kinh và Bơi tiếp tục giành nhiều HCV cho TTNKT Việt Nam
07 Tháng Sáu 2023 Ủy ban Thể thao và Olympic Slovakia ký Biên bản thỏa thuận hợp tác với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn
07 Tháng Sáu 2023 Ủy ban Olympic Quốc gia của Iran và Iraq thảo luận về các giải pháp tăng cường quan hệ thể thao
06 Tháng Sáu 2023 Hội đồng Olympic Châu Á thúc đẩy sáng kiến ADEL cho các VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Sáu 2023 HLV đội tuyển nữ U20 Việt Nam: Mục tiêu của tôi là đưa Việt Nam vào tốp các đội mạnh Châu Á
0 Thể thao thành tích cao 05 Tháng Sáu 2023 Tôi muốn tạo cơ hội tối đa cho tất cả các cầu thủ khi khoác áo đội tuyển quốc gia
0 Thể thao quần chúng 05 Tháng Sáu 2023 Sôi nổi giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023
TDTT Quân đội: lực lượng nòng cốt của Thể thao Việt Nam 09 Tháng Ba 2016 (GMT+7) 3626 Lượt xem Danh mục: 70 năm ngày truyền thống ngành Thể dục Thể thao Sau cách mạng Tháng Tám thành công, dưới chế độ dân chủ nhân dân nền TDTT cách mạng ra đời, trong đó Quân đội được xác định là lực lượng nòng cốt của nền TDTT nước nhà và Quân đội sẽ là trung tâm điểm của sự phát triển phong trào Khỏe hiện tại và sau này. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, các phong trào TDTT gắn với phong trào thi đua ái quốc, do Trung ương Đảng, Bác Hồ và Quân đội phát động đã tạm lắng xuống và chuyển hướng sang động viên, khuyến khích các chiến sỹ trong quân đội phải giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực, nhằm đảm bảo chiến đấu thắng lợi. Phải đến năm 1954, đoàn công tác TDTT của Quân đội được thành lập (Thể Công), công tác TDTT trong quân đội mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, thể thao Quân đội phát triển 11 đội thể thao, trong đó nòng cốt là CLB Bóng đá (Ảnh: T.Việt ) Đoàn Thể Công đã góp phần xứng đáng vào phong trào TDTT trong quân đội và trong nhân dân kể từ ngày đầu giải phóng miền Bắc năm 1954. Trong giai đoạn này, đoàn thể thao Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham dự các Đại hội thể thao Quân đội các nước hữu nghị và để lại nhiều dấu ấn trong phong trào TDTT nước nhà. Tại Đại hội thể thao Quân đội các nước hữu nghị lần thứ I, khai mạc vào ngày 18/9/1958, tại Lepzich, đoàn thể thao Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự 4/12 môn trong chương trình Đại hội, gồm: Bóng đá, Bóng rổ, Bắn súng và Thể dục quân sự. Tại Đại hội lần thứ II khai mạc ngày 1/9/1962, tại Praha (Tiệp Khắc), đoàn VĐV Quân đội Việt Nam cử120 người, gồm hầu hết VĐV, HLV, VĐV ưu tú trên toàn miền Bắc, tham gia 8/14 môn: Bóng đá, Bóng rổ, mô tô, Nhảy dù, Bắn súng, Bơi, Thể dục dụng cụ và 3 môn thể thao quân sự. Phong trào TDTT trong quân đội phát triển nhanh chóng, đặc biệt là thể thao thành tích cao và năm 1962 được coi là năm "được mùa" của thể thao quân đội. Tại cuộc thi hữu nghị giữa quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Tiếp Khắc, VĐV Trần Oanh đã giành HCV nội dung súng ngắn ổ quay; đội Nhảy dù đoạt HCĐ; đội bóng đá hòa 2-2 trước đội bóng đá Quân đội Liên Xô và hòa 0-0 với đội Mônđôva - đội bóng đá hạng A của Liên Xô. Đội Bóng rổ thắng đội Mông Cổ, thắng đội Quân khu Lơvôp, đoạt chức vô địch miền Bắc lần thứ 5. Cho đến những năm tiếp theo, lực lượng thể thao thành tích cao của Quân đội không ngừng phát triển mạnh, trong đó lá cờ đầu là đoàn Thể công - CLB thể thao quân đội trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu, Bộ Tham mưu. Trong giai đoạn này, nhiều đội tuyển của đoàn Thể công đã tham gia biểu diễn, thi đấu và giành nhiều thành tích vang dội như: các VĐV thể dục dụng cụ nam của đoàn Thể công đã tham gia đội hình đoàn Thể dục dụng cụ thanh niên Hà Nội đi biểu diễn giới thiệu thành quả thể dục thể thao miền Bắc xã hội chủ nghĩa tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Mỹ Tho và Cần Thơ; đội Bóng đá Thể công thi đấu xuất sắc giành giải Nhất tại giải Bóng đá "Hồng Hà" chào mừng Tổng tuyển cử bầu quốc hội thống nhất cả nước năm 1976. Tháng 5/1979, đội Bóng đá Thể công được cử vào Nam thi đấu giao hữu tại Tp Hồ Chí Minh, đã giành thắng lợi trước đội Lương thực Thực phẩm Sài Gòn và Cảng Sài Gòn, góp phần tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lần nhau giữa TDTT của hai miền Nam- Bắc. Từ năm 1976, hàng năm, đội ngũ VĐV quân đội của 14 môn thể thao luôn giữ nhiều thành tích, phá kỷ lục trong các giải thi đấu của quốc gia, đóng góp nhiều kiện tướng thể thao cho đoàn thể thao quốc gia dự thi quốc tế. Trong đó, tập trung ở một số môn như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, TDDC nam, Điền kinh và Bơi lội. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, thể thao quân đội đã ghi danh nhiều thế hệ cán bộ, VĐV, HLV tiêu biểu ở nhiều môn thể thao như: Cao Cường, Thế Anh, Phan Văn Mỵ, Trọng Giáp, Vương Tiến Dũng, Hồng Sơn (Bóng đá); Trần Minh Khang (Bóng chuyền), Nguyễn Thế Ngọc, Lê Xuân Phong Vũ Thị Nô En (Bóng bàn), Nguyễn Quốc Cường, Đặng Thị Đông, Trần Quang Vinh (Bắn súng), Nguyễn Văn Viễn, Nguyễn Thịnh Vượng (TDDC)... Đây chính là những thế hệ vàng của Thể thao Quân đội trong thập niên 80 của thế kỷ trước, tên tuổi của họ sẽ sống mãi cùng sự nghiệp TDTT quân đội nói riêng, TTVN nói chung. Những năm qua, những thế hệ VĐV của Quân đội đã không ngừng nỗ lực vươn lên, giành nhiều thành tích cao trên các đấu trường trong nước cũng như quốc tế. Tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, đoàn Thể thao Quân đội luôn giữ vững vị trí thứ 3 chung cuộc. Đặc biệt, ở các đấu trường quốc tế, các VĐV mặc áo lính đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong thành phần đoàn TTVN (theo thống kê của Tổng cục TDTT, thể thao quân đội là lực lượng nòng cốt và thường chiếm tỷ lệ 20-30% trong các đội tuyển quốc gia). Những cái tên như: Mẫn Bá Xuân (Vật), Vũ Thị Nguyệt Ánh, Lê Bích Phương (Karatedo), Vũ Văn Huyện (Điền kinh), Hoàng Xuân Vinh, Lê Thị Hoàng Ngọc, Hà Minh Thành (Bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Thanh Hải (Bơi), Nguyễn Thị Thu Ngân (Taekwondo), Nguyễn Thị Kim Hoàng (Vovinam)... đã tiếp bước cha anh, ghi danh vào lịch sử thể thao quân đội với những thành tích đáng tự hào ở các đấu trường quốc tế như SEA Game, Aisiad và các giải thế giới. Phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, phong trào TDTT trong quân đội tiếp tục phát triển với quy mô, hình thức và nội dung ngày càng đa dạng. Ngoài việc giữ vững vai trò nòng cốt trong lực lượng thể thao thành tích cao ở môn Bắn súng và nhiều môn khác, thể thao quân đội tiếp tục phát triển với quy mô, hình thức chỉ đạo và nội dung ngày càng đa dạng với nhiều môn thể thao mới phù hợp với xu thế phát triển như: Judo, Pencak Silat, Taekwondo, Karatedo, Xe đạp, Quần vợt… Bên cạnh đó, việc đầu tư mọi mặt cho TDTT trong quân đội cũng không ngừng được quan tâm. Trong đó đặc biệt phải kể đến hệ thống cơ sở vật chất. Theo thống kê, hiện nay Quân đội là một trong những ngành có hệ thống cơ sở vật chất TDTT được coi là bậc nhất, nhì cả nước với 2 SVĐ (thuộc Quân khu 7 và Quân khu 5); 10 nhà tập và thi đấu đa năng, thuộc các Quân khu (III, IV, V, VII, IX), Quân đoàn 4, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Thông tin Liên Lạc, Trung tâm TDTT Quân đội. Trong đó có một số nhà thi đấu được xây dựng hiện đại, đủ điều kiện tổ chức các giải đấu cấp quốc gia. Ngoài ra, còn có một số nhà tập luyện chuyên môn cho một số đội thể thao khác. Với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, lực lượng VĐV ổn định, công tác huấn luyện và đào tạo được xây dựng có chiến lược, có đủ 3 tuyến đào tạo sẽ là những yếu tố quan trọng để phong trào TDTT trong quân đội ngày càng phát triển vững mạnh, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho TTVN trên con đường hội nhập và phát triển. HP Print 3626 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ 70 năm ngày truyền thông ngành TDTT Cùng chuyên mục Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực TDTT giữa Việt Nam và Nhật Bản Hiệp hội quốc tế Liên đoàn Điền kinh thế giới đồng ý thay đổi tên gọi thành Điền kinh thế giới Kế hoạch chiến lược thể thao mới ở Zimbabwe đang được xúc tiến Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và cải cách hành chính năm 2019 Sôi nổi Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 46 - Vì hòa bình