20 Tháng Ba 2023 Chủ tịch Cơ quan Chống Doping Thế giới kêu gọi Tổ chức Văn hóa và Khoa học Giáo dục của Liên Hợp Quốc xây dựng khuôn khổ chống doping
20 Tháng Ba 2023 Hội đồng Olympic Châu Á đánh giá cao tiến độ công tác chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á tại Hàng Châu
19 Tháng Ba 2023 Chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”: tôn vinh những gương mặt Vàng của Thể thao Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 20 Tháng Ba 2023 SABECO và hành trình thúc đẩy lối sống lành mạnh, chung tay phát triển thể thao Việt Nam
0 Quan hệ quốc tế 17 Tháng Ba 2023 Hungary là đối tác hàng đầu về hợp tác trong lĩnh vực Thể thao của Việt Nam
0 Quan hệ quốc tế 17 Tháng Ba 2023 Liên đoàn Teqball quốc tế mong muốn môn thể thao này sẽ được yêu thích tại Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 16 Tháng Ba 2023 Khẳng định chất lượng thể thao thành tích cao của Nam Định
Nức tiếng Vovinam huyện Phong Điền 06 Tháng Hai 2014 (GMT+7) 3001 Lượt xem Danh mục: Xã hội hóa thể dục thể thao Cái lạ đầu tiên là trong khi các đội tuyển thể thao đất Cần Thơ tuyển chọn từ các địa phương như các tỉnh khác thì môn võ Vovinam Cần Thơ chỉ tập trung đào tạo, huấn luyện tại huyện Phong Điền. Thế mà nhiều năm qua, mô hình này đã thể hiện tính hiệu quả vượt trội khi Vovinam Cần Thơ thường xuyên xếp vị trí thứ 2 toàn quốc, chỉ chịu xếp sau vùng “đất tổ” là TP Hồ Chí Minh. Năm 2013, Vovinam xứ Tây Đô giành được 2 HCV quốc tế; 6 HCV, 4 HCB và 7 HCĐ tại giải vô địch quốc gia; 10 HCV, 4HCB và 3HCĐ ở giải trẻ quốc gia. Phong trào Vovinam phát triển mạnh mẽ tại Cần Thơ (Ảnh: C.Liêm) Có lẽ hiếm có huyện nào trong cả nước xôm tụ với 11 CLB Vovinam với số lượng người tập đông nghẹt và ngày càng tăng như huyện Phong Điền. Trong đó, hoạt động tấp nập nhất là CLB Vovinam Tây Đô – nòng cốt của Vovinam Cần Thơ trong nhiều năm qua. CLB này đang thu hút đến 90 võ sinh, tập đều đặn suốt tuần dưới sự huấn luyện của võ sư Trần Tấn Lập nhiều năm qua. Các em ở đây chia thành hai đội: đội phong trào gồm 60 võ sinh; đội tuyển trẻ và năng khiếu 30 võ sĩ. Các võ sinh tập luyện hơn 2 tiếng rưỡi đồng hồ mỗi buổi. Đến cuối tuần thường diễn ra các trận đấu đối kháng hấp dẫn. Trong quá khứ, nhiều võ sĩ xuất phát từ CLB này đã đem vinh quang về cho Vovinam Cần Thơ như: Công Tạo, Hoàng Thâm, Chí Linh, Phúc Thịnh, Thanh Hoa, Toàn Trung…Nhiều người trong số này sau khi giải nghệ tiếp tục gắn bó với CLB trên cương vị huấn luyện đến nay như Thanh Hoa, Công Tạo…Chính vì có phong trào “khủng” truyền thống như vậy nên dễ hiểu khi ngành TDTT Cần Thơ quyết định đặt “đại bản doanh” – các đội tuyển Vovinam của thành phố tại huyện Phong Điền. Từ đó, huyện này được giới thể thao gọi bằng cái tên quen thuộc “huyện vovinam”. Mỗi khi đến giải đấu quan trọng, ban huấn luyện vovinam Cần Thơ đều mời các võ sư vovinam đến từ tổ đường TP Hồ Chí Minh xuống tập huấn cho các tuyển thủ dài ngày. Cách làm này giúp các võ sĩ Cần Thơ thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về Vovinam nhất là những thay đổi của các bài quyền. Còn công tác huấn luyện thường ngày thì do các HLV trẻ, trưởng thành từ các CLB của Phong Điền trực tiếp cáng đáng dưới sự “tổng chỉ huy” của võ sư Võ Hữu Lý, người từng nhiều lần giành vinh quang trong cả vai trò VĐV trước đây và HLV hiện nay. Võ sĩ xuất sắc nhất của Vovinam huyện Phong Điền hiện nay là Phạm Văn Thắng. Năm 2013, Phạm Văn Thắng đã xuất sắc giành HCV thế giới tại Paris, Pháp ở nội dung đơn luyện tay không nam. Thắng cũng đã từng rất thành công khi anh từng lập hat trick HCV 2011, 2012 và 2013 ở giải vô địch vovinam toàn quốc cũng ở nội dung đơn luyện tay không nam. Nói về Thắng, HLV Tấn Lập khen: “Thắng có thể hình tuyệt vời với một võ sĩ đấu quyền. Ngoài ra, Thắng còn có nhiều cố chất khác như động tác, phản xạ nhanh mạnh, dứt khoát, có đường nét. Chí Liêm Print 3001 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Xã hội hóa thể dục thể thao Cùng chuyên mục Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa Thể dục Thể thao Công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT ở huyện Hà Trung - Thanh Hóa Hà Nội đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT đến năm 2025 Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực TDTT giữa Việt Nam và Nhật Bản Hiệp hội quốc tế Liên đoàn Điền kinh thế giới đồng ý thay đổi tên gọi thành Điền kinh thế giới