08 Tháng Sáu 2023 Hội nghị tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân
08 Tháng Sáu 2023 Diễn đàn thể thao điện tử thế giới lần thứ hai sẽ giúp định hình tương lai của ngành
08 Tháng Sáu 2023 Thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á về Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 6 tại Bangkok và Chonburi
0 Thể thao thành tích cao 08 Tháng Sáu 2023 K+ sở hữu độc quyền các giải đấu do Liên đoàn Bóng đá châu Á
0 Thể thao quần chúng 08 Tháng Sáu 2023 Tổng cục TDTT không công nhận “Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ III” và “Đại hội WFVV lần thứ II” tháng 7/2022 tại Algeria
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Sáu 2023 HLV đội tuyển nữ U20 Việt Nam: Mục tiêu của tôi là đưa Việt Nam vào tốp các đội mạnh Châu Á
0 Thể thao thành tích cao 05 Tháng Sáu 2023 Tôi muốn tạo cơ hội tối đa cho tất cả các cầu thủ khi khoác áo đội tuyển quốc gia
Công tác huấn luyện thể lực trong Quân đội Nhân dân Việt Nam 04 Tháng Ba 2016 (GMT+7) 9462 Lượt xem Danh mục: 70 năm ngày truyền thống ngành Thể dục Thể thao Phong trào ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà vừa giành được độc lập, chính quyền non trẻ phải đối phó với nhiều loại giặc như giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… nhưng Đảng, Bác Hồ vẫn dành cho Thể dục Thể thao một sự quan tâm đặc biệt. Việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách cần phải chú trọng phổ cập thể dục trong học đường, thanh niên, quân đội là lực lượng cơ bản. Những người lãnh đạo TDTT thời kỳ đầu đã khẳng định: Quân đội là lực lượng nòng cốt của nền TDTT nước nhà. Nếu đặt đúng vị trí, Quân đội sẽ là trung tâm điểm của sự phát triển phong trào Khỏe hiện tại và sau này. Cuộc vận động “Khỏe vì nước”, “Khỏe để kháng chiến kiến quốc” lan rộng trong các đối tượng nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang. Trong các đơn vị bộ đội, thể dục thể thao là một nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện thể lực, rèn luyện các đức tính nhanh nhẹn, tháo vát, dũng cảm kiên cường. Dự án tổ chức thể dục thể thao trong quân đội do Nha Thanh niên và Thể dục phối hợp với Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng đã đặt ra yêu cầu: cấp chỉ huy nào cũng phải biết làm huấn luyện cả về quân sự và thể dục thể thao. Năm 1946, nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, các phong trào TDTT gắn với phong trào thi đua ái quốc, do Trung ương Đảng, Bác Hồ và Quân đội phát động đã tạm lắng xuống và chuyển hướng sang động viên, khuyến khích các chiến sỹ trong quân đội phải giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực, nhằm đảm bảo chiến đấu thắng lợi. Ở các chiến khu, các đơn vị bộ đội tổ chức đều đặn rèn sức bền cho chiến sỹ thông qua việc chạy từ 16-30km. Đến năm 1948-1949, có phong trào “luyện quân lập công”, năm 1952-1953 có phong trào “Rèn cán chỉnh quân”. Nội dung tập luyện thể dục thể thao trong các đơn vị bộ đội phong phú hơn. Ngoài môn chạy có các môn Võ, Bắn súng, ném lựu đạn, Bóng chuyền, Bóng nhà binh. Có thể khẳng định rằng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội đã duy trì các hoạt động TDTT đều đặn, thường xuyên đã thể hiện tinh thần lạc quan của chiến sỹ các chiến khu kháng chiến. Tinh thần ấy được phát triển theo cuộc kháng chiến như một thứ vũ khí quan trọng góp phần chiến thắng kẻ thù. Năm 1956, trường Cán bộ TDTT Quân đội được thành lập và mở các lớp đào tạo và bổ túc, hướng dẫn viên ngắn hạn. Nhiều cán bộ, HLV, VĐV ưu tú của Quân đội đã trở thành cán bộ chủ chốt của Ban TDTT Trung ương. Năm 1957, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho các đơn vị chuyển hướng huấn luyện về TDTT, lấy việc huấn luyện Thể dục dân quân làm chính, để thiết thực phục vụ cho việc huấn luyện chiến đấu. Đến năm 1959, phong trào TDTT đã phát triển khá rộng, nhất là trong học sinh và quân đội. 1959, Đại hội TDTT toàn quân được tổ chức với sự tham gia của hàng vạn chiến sỹ và dân quân tự vệ, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT trong thanh thiếu niên, quân đội. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào TDTT trong quân đội nói chung, công tác rèn luyện thể lực nói riêng. Năm 1961, cuộc vận động rèn luyện thể lực đạt danh hiệu “Đại hội Thể dục thể thao giỏi” được phát động và đạt nhiều kết quả. Danh hiệu Đại hội TDTT giỏi, gồm các tiêu chuẩn: đạt tiêu chuẩn cao nhất về huấn luyện thể dục quân sự (các môn xà đơn, xà kép, vượt chướng ngại vật 200m, đánh giáp lá cà, chạy 5km, bơi vũ trang…Toàn quân đã có 47 đại đội đạt tiêu chuẩn “Đại hội TDTT giỏi”. Đến cuối năm 1963, con số này tăng lên 300 đại đội. Phong trào tiếp tục lan rộng trong toàn quân và phát triển trong các cơ quan quân đội với danh hiệu “cơ quan có thể lực tốt”. Sau hội nghị TDTT Quân đội, việc rèn thân thể theo tiêu chuẩn nhằm nâng cao thể lực toàn diện cho cán bộ và chiến sỹ đã được xác định cụ thể hơn. Với thành tích xuất sắc trong phong trào “Rèn luyện thân thể xây dựng Quân đội năm 1961” Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đến năm 1962, Chỉ thị số 38-CT/TW Đảng về tăng cường công tác Thể thao quốc phòng đã xác định: phát triển nhanh chóng, rộng khắp các môn bắn súng thể thao và thể dục quân sự, các môn bắn nỏ, múa đao, kiếm, đua ngựa, bơi thuyền; đồng thời phát triển các môn kỹ thuật hiện đại như Thông tin, cơ giới, hàng không hàng hải, nghiên cứu và phổ biến những kiến thức và kỹ thuật phòng thủ thụ động trong nhân dân. Từ năm 1965 đến những năm đầu của thập kỷ 70, cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt, trong Quân đội ngoài thực hiện nghiêm túc việc duy trì thường xuyên nền nếp sinh hoạt tập thể, trong đó thể dục thể thao là một nội dung không thể thiếu hàng ngày đối với cán bộ, chiến sỹ. Đặc biệt, để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cùng với việc tập trung phát triển mạnh các môn thể thao quân sự, phong trào đi bộ mang vác nặng, chạy dai sức, chạy mang vác vũ khí, đi bộ đeo ba lô đất để rèn luyện “chân đồng vai sắt”. Việc rèn luyện cho bộ đội có sức bền bỉ dẻo dai để hành quân xa, mang vác nặng trên các loại địa hình, đồng thời bồi dưỡng tinh thần dũng cảm, mưu trí, được chú ý hơn trong giai đoạn này. Trong đó, 6 môn chạy, bơi, vượt vật cản, keo, mém và võ được coi là nội dung chính trong công tác rèn luyện thể lực cho bộ đội. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác TDTT trong Quân đội phải thực hiện nhiệm vụ góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa với nội dung chủ yếu là nâng cao trình độ thể lực nói chung cho cán bộ, chiến sỹ và đóng góp nhiều VĐV có thành tích cao cho thể thao đất nước. Với phương châm xây dựng quân đội tinh nhuệ, phát triển quốc phòng toàn dân để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, công tác thể dục thể thao nói chung và huấn luyện thể thao nói riêng của Bộ đội các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viên nhà trường từng bước được chính quy hóa. Thực hiện nhiệm vụ đó, trong quân đội luôn duy trì nghiêm túc chế độ huấn luyện thể lực cho các sỹ quan, chiến sỹ trong các quân khu, quân đoàn, quân cbinh chủn, học viên, nhà trường…theo chế độ quy định của Bộ Quốc phòng, Hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong quân đội được cải tiến là chỉ lệnh Quốc phòng nhằm đảm bảo cho sỹ quan, chiến sỹ có đủ trình độ thể lực để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Việc cải tiến nội dung và phương pháp tổ chức huấn luyện thể lực theo tinh thần mới trên cơ sở đặc điểm, nhiệm vụ của các quân, binh chủng và dân quân, tự vệ luôn được thực hiện. Toàn quân thực hiện việc huấn luyện và rèn luyện thể lực với nội dung tiêu chuẩn theo lứa tuổi, niên hạn phục vụ của chiến sỹ. Đối với các quân chủng Không quân, Hải quân, ngoài việc rèn luyện theo tiêu chuẩn chung, còn có các nội dung đặc thù như Đu quay, Vòng lăn, chịu rung lắc, chịu nóng, lạnh… Quân đội ta đã vận dụng kinh nghiệm của quân đội các nước đưa một số môn thể thao thực dụng quân sự vào tập luyện và thi đấu như: Ba môn thể thao quân sự phối hợp” bơi vũ trang, vượt vật cản… những môn thể thao này được các đơn vị hưởng ứng và trở thành nội dung thi đấu truyền thống trong các cuộc Hội thao các cấp trong toàn quân. Phong trào “ba môn thể thao quân sự phối hợp” được phát triển mạnh mẽ trong toàn quân. Quân đội ta đã nhiều lần tham gia các cuộc thi đấu của tổ chức thể thao quân đội các nước Hữu nghị (SKDA) tổ chức tại Liên Xô, Trung Quốc, Môn cổ, Hungari, Cu Ba, Tiệp Khắc… Năm 1977, Hội thao các môn thể thao quân sự toàn quân được tổ chức lần đầu tiên tại Trường Sĩ quan Quân đoàn I, có các VĐV của 8 Quân khu (I, II, III, VI, V, VI, VII, IX), Quân chủng Hải quân, một số Binh chủng, Tổng cục và Nhà trường tham gia. Tại Hội thao các VĐV thi đấu ở các nội dung: vượt vật cản 200m, bắn “Quyết thắng”, bắn súng trường (3x20 viên), bắn súng ngắn (30+30 viên), Ba môn thể thao quân sự phối hợp… Đây cũng chính là các nội dung truyền thống được tổ chức trong các cuộc Hội thao các cấp trong toàn quân. Năm 1979, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội khỏe toàn quân được tổ chức tại 3 địa điểm: tại Bể bơi Bến Bính (Hải Phòng) do Quân khu III đăng cai tổ chức thi môn Bơi và Bơi vũ trang; tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh do Phòng TDTT Quân đội chủ trì thi các môn Điền kinh và tại trường Sỹ quan Lục quân I, thi các môn thể thao quân sự, vượt vật cản và môn “chiến sỹ khỏe”. Trong số các môn thể thao được tổ chức tại Hội thao, môn Chiến sỹ khỏe được hưởng ứng và phát triển khá nhanh, bởi các nội dung đơn giản, dễ tập, dụng cụ thi đấu sẵn có ở các đơn vị. Môn thể thao này được duy trì tổ chức ở các Hội thao trong các năm tiếp theo và luôn thu hút nhiều đơn vị tham gia và thành. Việc xây dựng đơn vị giỏi về TDTT được duy trì và phát huy từ năm 1960 đến nay với hình thức và quy mô ngày càng lớn: ở cấp đại đội – từ năm 1960, cấp tiểu đoàn – từ năm 1990, cấp trung đoàn - từ 1998. Đến nay, hàng năm, trong toàn quân có từ 20-25 trung đoàn hoặc tương đương là đơn vị huấn luyện thể lực và hoạt động thể thao giỏi được Bộ Quốc phòng khen thưởng, trong đó có 1/5 số Trung đoàn được Ủy ban TDTT, nay là Tổng cục TDTT cấp Bằng khen. Ngoài việc xây dựng đơn vị giỏi về huấn luyện thể lực và hoạt động thể thao,Quân đội đã tiến hành các Hội thi, Hội thao, Đại hội TDTT từ các cấp tiến đến toàn quân. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1984 Đại hội TDTT toàn quân lần thứ 2 được chức tại SVĐ Hàng Đẫy – Hà Nội là sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước trưởng thành của TDTT quân đội sau 9 năm thống nhất nước nhà. Đại hội được tổ chức với 13 môn thi đấu (8 môn thể thao quân sự). Theo định kỳ, Đại hội TDTT toàn quân được tổ chức 5 năm một lần, giữa 2 kỳ Đại hội, tổ chức 1-2 lần Hội thao.Từ năm 1988, Hội thao toàn quân được duy trì và phát triển đều đặn và được các đơn vị đăng cai để tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ tổ chức của chỉ huy, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài và các trợ lý thể dục thể thao của đơn vị. Năm 1989, chủ trương đổi mới trong lĩnh vực TDTT đã được Hội đồng Bộ trưởng cụ thể hóa một số nội dung, trong đó nhấn mạnh “Đối với lực lượng vũ trang, cải tiến nội dung và đảm bảo thời gian rèn luyện thể lực trong chương trình huấn luyện quân sự của chiến sỹ và dân quân, tự vệ, mở rộng phong trào “Chiến sỹ khỏe” và duy trì thường xuyên các hoạt động TDTT trong các đơn vị vũ trang, chú trọng các môn thể thao ứng dụng quân sự và một số môn thể thao kỹ thuật thích hợp. Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực TDTT, trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 (1990-2000), công tác TDTT của Quân đội có những biến chuyển mạnh mẽ nhất so với nhiều năm trước, Chủ trương xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hùng mạnh, quốc phòng toàn dân kết hợp với phát triển kinh tế - quốc phòng đã tạo nên thế và lực mới để TDTT quân đội sáng tạo những cách làm mới, phát huy tiềm lực vốn có. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập quốc tế, việc rèn luyện thể lực cho bộ đội đã trở thành một trong 4 nội dung bắt buộc trong công tác huấn luyện quân sự và công tác này tiếp tục được triển khai thực hiện một cách hiệu quả, với nhiều nội dung phù hợp góp phần đưa Quân đội Nhân dân Việt Nam trở thành chính quy, hiện đại. VD Print 9462 Đánh giá bài viết này: 3.2 Tags: Tin tức cũ 70 năm ngày truyền thông ngành TDTT Cùng chuyên mục Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực TDTT giữa Việt Nam và Nhật Bản Hiệp hội quốc tế Liên đoàn Điền kinh thế giới đồng ý thay đổi tên gọi thành Điền kinh thế giới Kế hoạch chiến lược thể thao mới ở Zimbabwe đang được xúc tiến Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và cải cách hành chính năm 2019 Sôi nổi Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 46 - Vì hòa bình