12 Tháng Tư 2021 Hội đồng Olympic châu Á tiến hành cuộc họp Ủy ban phối hợp lần thứ 4 về công tác chuẩn bị tổ chức Hàng Châu 2022
0 Thể thao quần chúng 12 Tháng Tư 2021 Hơn 13.000 VĐV tham giự giải Marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank
Ngành VHTTDL: cơ hội và thách thức trước cách mạng 4.0 23 Tháng Năm 2018 (GMT+7) 2682 Lượt xem Danh mục: Tin tức ngành Ngày 22/5, tại Hà Nội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dự và chủ trì Hội thảo. Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) - Từ Mạnh Lương đã nêu lên những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực văn hóa, TDTT, du lịch, gia đình. Cụ thể, trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là với Điện ảnh, sự phát triển của công nghệ số đã làm thay đổi ngành công nghiệp này. Việc lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (big data) là một lĩnh vực sẽ có những tác động đáng kể đến điện ảnh. Các hoạt động quảng bá phim, bán vé, đặt chỗ qua các dịch vụ trực tuyến, thu thập, phân tích dữ liệu công chúng, cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến… sẽ làm thay đổi ngành điện ảnh. Công nghệ thực tế ảo cũng được dự đoán là sẽ thay thế cho phim 3D hiện tại và làm thay đổi cách thức sản xuất phim cũng như thị hiếu của công chúng. Các lĩnh vực khác như Nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, di sản, thư viện, mỹ thuật nhiếp ảnh… cũng được đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Ở lĩnh vực TDTT, ông Trần Đức Phấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho hay: Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đã tác động đến nhiều mặt, trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học Nano, công nghệ 3D cho TDTT đã tạo được kết nối, đánh giá tình trạng sức khỏe cho mọi người từ đó có hướng dẫn tập luyện phù hợp với lứa tuổi. Ứng dụng này áp dụng ở cấp tiểu học là phần mềm đánh giá sức khỏe học sinh giúp cho phụ huynh ở nhà có thể theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của con em mình tại trường. Điển hình như tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh đã áp dụng những thẻ điện tử, đánh giá tình trạng sức khỏe của từng học sinh, sinh viên tại trường. Từ đó, giúp cho chuyên gia đánh giá, hướng dẫn các bài tập phù hợp. Đặc biệt, với Thể thao thành tích cao, ứng dụng này được áp dụng vào đánh giá tình trạng tuyển chọn VĐV, tiết kiệm thời gian, kinh phí. Số hóa các bài tập, từng môn tập và kiểm tra, đánh giá các VĐV được tối ưu hóa bằng các phần mềm…. Ở lĩnh vực Du lịch, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những thay đổi vượt bậc trong ngành du lịch. Ví dụ, khách du lịch có thể ngồi nhà đặt dịch vụ, so sánh, tìm kiếm dịch vụ tốt nhất, khách sạn tốt nhất, phù hợp nhất với mình. Ngược lại, giá trị gia tăng của lĩnh vực du lịch cũng tăng lên nhiều: Kinh doanh du lịch, lữ hành, lưu trú, thông tin, marketing, dịch vụ ăn uống, trải nghiệm, giải trí đều chịu tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đứng trước những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn khá hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ. Chính vì vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, cập nhật phổ biến kiến thức về công nghệ 4.0 đối với đội ngũ nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngành. Có chính sách đào tạo tài năng sáng tạo, hỗ trợ sáng tạo cá nhân, tạo cơ chế kiểm duyệt từ tiền kiểm sang hậu kiểm là điều rất cần thiết và phải làm ngay lúc này. Đó chính là chia sẻ của ông Bùi Hoài Sơn- Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao các ý kiến đóng góp được các đại biểu trình bày tại Hội thảo. Thứ trưởng yêu cầu Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tập hợp ý kiến, phân tích vấn đề cần xây dựng chính sách trình Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án Chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với những vấn đề có thể làm ngay, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện trong nhiệm vụ, chức năng được giao. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị chủ động, ứng dụng Công nghệ thông tin trong thực hiện cổng thông tin điện tử, trang web, một cửa, dịch vụ công, những việc này góp phần giúp Bộ chủ động trước cuộc cách mạng 4.0. Thứ trưởng cho rằng, một trong những vấn đề yếu nhất của Bộ là nguồn lực để ứng dụng Công nghệ thông tin. Vì vậy, phải tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với việc xây dựng Đề án, Thứ trưởng yêu cầu Ban soạn thảo đánh giá được tác động, nhận diện được cơ hội, rủi ro, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành. Từ đó, đề xuất cơ chế chính sách. N.H Bộ VHTTDL và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp thúc đẩy các phong trào Toàn dân đoàn kết Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thể dục, thể thao đệ trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV Print 2682 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Tin tức ngành Cùng chuyên mục Hội nghị Liên đoàn thể thao Đông Nam Á lần thứ nhất năm 2020 sẽ diễn ra từ 21-22/7 Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dâng Người tiếng hát mùa xuân” Trung tâm HLTTQG Cần Thơ báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Trung tâm Thông tin TDTT báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Tổng cục TDTT triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự Khai mạc Giải vô địch cung thủ xuất sắc toàn quốc năm 2021 05 Tháng Tư 2021
Giải Vô địch các CLB Taekwondo quốc gia Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2021: chứa đựng giá trị động viên tinh thần to lớn đối với các VĐV 02 Tháng Tư 2021