20 Tháng Giêng 2021 Uỷ ban Olympic Việt Nam tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021
20 Tháng Giêng 2021 Bộ VHTTDL xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc và Tết trồng cây Xuân Tân Sửu năm 2021
0 Thể thao quần chúng 21 Tháng Giêng 2021 Tổng cục TDTT chuẩn bị cho việc Tổng kết cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 – 2020
0 Thể thao thành tích cao 21 Tháng Giêng 2021 Chương trình tuyển sinh Đại học ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao
0 Khoa học công nghệ 20 Tháng Giêng 2021 NCS Tô Thị Hương bảo vệ thành công cấp cơ sở luận án về đề tài Khiêu vũ thể thao
0 Thể thao thành tích cao 18 Tháng Giêng 2021 Lễ công bố trang phục thi đấu 2021 cho các đội tuyển bóng đá quốc gia
Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn 18 Tháng Mười 2020 (GMT+7) 282 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, giải pháp quan trọng được Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong cải cách hành chính là tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xây dựng Chính phủ điện tử. Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, giải pháp quan trọng được Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong cải cách hành chính là tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xây dựng Chính phủ điện tử. Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Chính vì vậy trong xây dựng triển khai Chính phủ điện tử năm qua, các bộ, ngành địa phương đã rất nỗ lực tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hành động và đã đạt được một số kết quả đáng rất tích cực trên nhiều phương diện, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ nhân dân. Nhiều người dân khi được hỏi đều ghi nhận các thủ tục hành chính đã đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều; có thể đăng ký dịch vụ, nộp hồ sơ tại nhà… chỉ bằng một máy tính có kết nối mạng và có cài chữ ký số.. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và phục vụ người dân ngày một tốt hơn, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương triển khai nhiều hệ thống nền tảng của Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sáng ngày 19 tháng 8 lễ khai trương hệ thống thông tin báo cáo quốc gia- trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Tthủ tướng chính phủ và trực tuyến đến 63 đầu cầu các tỉnh, thành phố và một số điểm cầu thực tế tại Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh…đã mang lại những lợi ích rất lớn cho việc khai thác, sử dụng dữ liệu dùng chung (dữ liệu về kỹ thuật phương tiện, dữ liệu về thuế, dữ liệu đăng ký) đều được tổng hợp trên hệ thống dịch vụ công. Một phép tính đơn giản cho thấy tính ưu việt của hệ thống dịch vụ công là: người dân chỉ cần kê khai một lần là có thể dùng chung được nhiều công việc; nếu trước kia người dân phải dùng 6 loại giấy tờ thì nay chỉ cần 2 loại; trước kia người dân phải mất nửa ngày để làm thủ tục đăng ký xe giờ người dân đã rút ngắn được 3 tiếng… đóng góp đáng kể cho việc tiết kiệm chi phí giấy tờ cũng như đi lại để làm thủ tục cho người dân. Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia của Chính phủ đi vào vận hành được coi là điểm nhấn quan trọng, mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, dựa trên sự chuyển đổi thông tin từ văn bản giấy chuyển sang điện tử, dữ liệu số. Trung tâm thông tin được kết nối với các trung tâm điều hành, hệ thống thông tin báo cáo, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các Bộ, ngành địa phương trở thành một trong những thành phần cốt lõi của hệ thống số thông minh. Từ đây các cấp quản lý có thể theo dõi, kiểm tra các hoạt động theo từng lĩnh vực do các Bộ, ngành địa phương quản lý; đồng thời thông qua dữ liệu số hình ảnh trực quan, trực tuyến giúp công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thuận tiện hơn. Trong thời gian tới, để nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ số, nhằm đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới trong triển khai, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số gắn với cải cách quản trị công với chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là, đẩy mạnh kết nối mạnh mẽ liên thông, tương tác và cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả vào công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan quản lý hành chính các cấp, các tổ chức chính trị có liên quan; thông tin dữ liệu phải thống nhất, hoạt động thông suốt đem lại hiệu quả cao nhất; thúc đẩy mạnh mẽ cán bộ, công chức làm việc trên môi trường mạng, cần phải đào tạo nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết để có những thay đổi nhanh chóng, ngày càng thích ứng với môi trường làm việc trên mạng. Riêng Cổng dịch vụ công quốc gia cần tiếp tục phát triển các hệ thống phần mềm phù hợp với nội dung hoạt động, điều kiện, đặc điểm của nền hành chính, văn hoá Việt Nam, tạo được sự thân thiện, thuận lợi nhất cho người sử dụng. Các công ty công nghệ thông tin cần tiếp tục cố gắng vươn lên, đồng hành, góp phần giúp các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các cấp trong xây dựng Chính phủ số, cung cấp những giải pháp kỹ thuật tối ưu, an toàn, an ninh hệ thống thông tin. Thùy Anh (t/h) NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển của ngành và địa phương Print 282 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Khoa học công nghệ [EasyDNNnews:GravityGallery] Cùng chuyên mục NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP Học tập, làm việc trực tuyến: Xu hướng tất yếu trong tương lai