0 Thể thao quần chúng 26 Tháng Hai 2021 Quảng Ninh: Quyết tâm nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025
0 Thể thao quần chúng 25 Tháng Hai 2021 Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" giai đoạn 2021 - 2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2021.
Chỉ số phát triển về CNTT - TTcủa Việt Nam từ nay đến năm 2015 03 Tháng Sáu 2009 (GMT+7) 6797 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Mục tiêu của Đề án phát triển CNTT - TT là đưa Việt Nam lọt vào tốp 70 quốc gia phát triển CNTT-TT hàng đầu thế giới vào năm 2015. Đến năm 2020, CNTT-TT của Việt Nam có trình độ ngang các nước tiên tiến. Quốc gia mạnh về CNTT là quốc gia phát triển nhanh và bền vững, lấy thông tin làm nền tảng. Đó là một xã hội sôi động trong công việc phát triển hạ tầng; phương tiện thông tin; dịch vụ; hội tụ công nghệ giữa viễn thông - Internet - phát thanh truyền hình - thông tin điện tử; hình thành Chính phủ điện tử và công dân điện tử. Điều đó tạo ra nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp CNTT, phát sinh nhu cầu nhân lực cho các ngành, nghề mới về CNTT để hỗ trợ cho mọi ngành nghề khác. Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian tới Việt Nam sẽ rà soát các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch liên quan đến CNTT đã được phê duyệt và đang triển khai. Nghiên cứu các tiêu chí quốc gia mạnh về CNTT, xác định Việt Nam đang ở đâu để từ đó có các chính sách đột phá phù hợp. Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT có thời gian thực hiện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Đề án là đưa Việt Nam lọt vào tốp 70 quốc gia phát triển CNTT-TT hàng đầu thế giới vào năm 2015. Đến năm 2020, CNTT-TT của Việt Nam có trình độ ngang các nước tiên tiến. Trong đó, hạ tầng viễn thông và CNTT tương đương nước công nghiệp phát triển; các thiết bị thông tin như di động, Internet, điện thoại cố định và tivi đến được với mọi người dân có nhu cầu; cơ quan nhà nước ứng dụng CNTT và triển khai Chính phủ điện tử sâu rộng; nguồn nhân lực CNTT đạt trình độ nhóm các nước phát triển trong khu vực, bắt đầu xuất khẩu nhân lực ra quốc tế; hình thành các doanh nghiệp viễn thông và CNTT có quy mô khu vực và quốc tế; công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều sản phẩm có hàm lượng sáng tạo cao. Để làm tốt được việc này, trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng chương trình phát triển hạ tầng, đưa thiết bị nghe nhìn về cơ sở; xây dựng chính sách kích cầu và chính sách đột phá về CNTT-TT và đào tạo nhân lực; xây dựng chương trình thúc đẩy ứng dụng CNTT và công nghiệp CNTT. N.H Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT tích cực xây dựng sách trắng đầu tiên về CNTT Việt Nam Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 - 2010 Print 6797 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Khoa học công nghệ Cùng chuyên mục Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP