0 Thể thao quần chúng 26 Tháng Hai 2021 Quảng Ninh: Quyết tâm nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025
0 Thể thao quần chúng 25 Tháng Hai 2021 Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" giai đoạn 2021 - 2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2021.
Chỉ số cạnh tranh CNTT 2008: Việt Nam xếp vị trí 61 03 Tháng Sáu 2009 (GMT+7) 5090 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Theo nghiên cứu mới đây của cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) về chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2008, Việt Nam đứng ở vị trí 61/66 quốc gia tiến hành khảo sát (giữ nguyên vị trí so với năm 2007). Bản nghiên cứu đã đánh giá và so sánh môi trường CNTT của 66 quốc gia nhằm xác định những khu vực trọng điểm mà quốc gia đó cần tập trung, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho ngành CNTT của mình. Việc đánh giá một môi trường tạo điều kiện phát triển cho ngành CNTT dựa trên 6 yếu tố: Cơ sở hạ tầng công nghệ; hệ thống pháp lý mạnh nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ, quyền tác giả; nguồn cung ứng nhân lực có chuyên môn cao; sự sáng tạo trong công nghệ; nền kinh tế mở và cạnh tranh; sự dẫn dắt của Chính phủ hướng tới sự cân bằng giữa đẩy mạnh công nghệ và cho phép các lực lượng thị trường hoạt động. 6 yếu tố này chủ yếu dựa trên 3 lĩnh vực chính: cơ sở hạ tầng CNTT; môi trường nghiên cứu, phát triển và vốn nhân lực. Đây cũng là những yếu tố chính để đánh giá và xếp hạng các quốc gia trong bảng xếp hạng của nghiên cứu lần này. Những quốc gia nào thực hiện tốt 6 yếu tố trên thường là những quốc gia có ngành CNTT bản địa rất mạnh. Riêng đối với các quốc gia phát triển, ngành CNTT phát triển cũng đóng góp tới 5% GDP. Đồng thời việc phát triển lĩnh vực CNTT cũng tạo đà để giúp các tổ chức và lao động hoạt động hiệu quả, cho năng suất cao, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của các quốc gia này. Theo bản nghiên cứu này, Mỹ đứng đầu trên bảng xếp hạng, tiếp đó là Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Cũng theo bản nghiên cứu này, ngành công nghiệp phần mềm nội địa của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, thu hút sự đầu tư của nhiều nước ở khu vực Tây Âu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải duy trì những lực đẩy bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng về lâu dài, làm nền móng cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT còn non trẻ của mình. Quỳnh Trang CNTT Việt Nam cần tập trung phát triển Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Diễn đàn CNTT thế giới Print 5090 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Khoa học công nghệ Cùng chuyên mục Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP